Phát hiện “dấu tích phù thủy” kỳ lạ trong nhà thờ thời Trung cổ ở Anh

  •  
  • 698

Một cuộc khai quật ban đầu của nhà thờ 700 năm tuổi đã phát hiện ra các hoa văn hình tròn kỳ lạ được gọi là "dấu tích của phù thủy".

Những dấu vết này, trông giống như nan hoa của bánh xe với một lỗ khoan ở giữa, được tạo ra để xua đuổi tà ma bằng cách cuốn chúng vào một đường thẳng hoặc mê cung vô tận.


Hình ảnh nhà thờ St. Mary's cách đây 700 năm được phục dựng.

Michael Court, trưởng nhóm khảo cổ học làm việc tại Stoke Mandeville thực hiện dự án cho biết những dấu vết bất thường mang lại cái nhìn sâu sắc về quá khứ tại một địa điểm đã bị lịch sử lưu truyền từ lâu.

Nhà thờ được đặt tên là St. Mary's, xây dựng vào khoảng năm 1070 như một nhà nguyện riêng dành cho lãnh chúa của Stoke Mandeville ở vùng ngày nay là Buckinghamshire, Anh. Tòa nhà nhà thờ được mở rộng vào những năm 1340 để phục vụ dân làng địa phương, sau đó cuối cùng bị phá bỏ vào những năm 1860 khi một nhà thờ mới mọc lên gần thị trấn.

Tuy nhiên, trong lần khai quật đầu tiên nhóm nghiên cứu đã tìm thấy nhiều phần của tòa nhà thời Trung cổ ở trong tình trạng tốt một cách đáng ngạc nhiên, với những bức tường tồn tại đến độ cao gần 1,5 mét và các tầng còn nguyên vẹn.

Dấu tích phù thuỷ kì lạ được các nhà khảo cổ phát hiện.
Dấu tích phù thuỷ kì lạ được các nhà khảo cổ phát hiện.

Các dấu tích phù thủy được chạm khắc vào hai tảng đá khác nhau, một nằm ở mặt đất và một ở trên cao. Các nhà khảo cổ học cho biết, với vị trí của viên đá trên mặt đất, mô hình xuyên tâm không có khả năng được sử dụng làm đồng hồ Mặt trời, một thứ thường được tìm thấy gần cửa phía nam của các nhà thờ thời Trung cổ.

Dấu vết phù thủy tương tự đã xuất hiện tại các địa điểm thời trung cổ trên khắp Vương quốc Anh, bao gồm một bộ được phát hiện vào năm ngoái tại Creswell Crags, một quần thể hang động và hẻm núi đá vôi đã có người sinh sống kể từ Kỷ Băng hà cuối cùng. Các dấu hiệu thường được khắc vào đá gần cửa ra vào, cửa sổ và lò sưởi để tránh xa các linh hồn.

Cập nhật: 27/10/2020 Theo Dân Trí
  • 698