Trong một cuộc thí nghiệm trên ruồi giấm, các chuyên gia của Đại học California tại Los Angeles (UCLA, Mỹ) đã kích hoạt một gene duy nhất, AMPK, nhưng vẫn đủ sức kéo dài tuổi thọ của chúng thêm 30%.
>>> Triển vọng kéo dài tuổi thọ con người thêm 16 năm
Kéo dài tuổi thọ và duy trì sức khỏe là mục tiêu của con người hiện đại - (Ảnh: Shutterstock)
Phòng thí nghiệm tại UCLA đã triển khai cuộc thí nghiệm trên 100.000 ruồi giấm, và nhóm được kích hoạt gene sống hơn 8 tuần so với mức trung bình là 6 tuần, đồng thời duy trì được sức khỏe lâu dài hơn trong toàn bộ đời sống.
Để dễ so sánh, nếu tuổi thọ trung bình của người Mỹ hiện nay là 78, áp dụng trong trường hợp của ruồi giấm, họ có thể sống đến 101 tuổi.
Kết quả đầy ấn tượng trên đã đạt được nhờ vào việc loại bỏ “rác tế bào” gây nên những căn bệnh tuổi già như Parkinson.
Quá trình này gọi là “tự thực”, do gene AMPK kích hoạt, cho phép các tế bào cô lập và loại bỏ những mẩu già cỗi và vô dụng, có thể gây tổn hại đến các tế bào khỏe mạnh.
Trong khi con người cũng có gene AMPK, trong hầu hết các trường hợp, nó đều bị khóa mất, theo báo cáo trên chuyên san Cell Reports.