Phát hiện hoá thạch loài cá mù 100 triệu năm tuổi cực hiếm

  •  
  • 632

Các nhà khoa học gần đây đã phát hiện ra hoá thạch loài cá mù cực hiếm với các dấu vết của chất nhờn được bảo tồn có niên đại từ 100 triệu năm trước.

Những con cá mù không xương kì lạ thực tế vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Chúng là những loài cá ăn thịt kỳ quái, giống như lươn, ăn thịt bằng cách sử dụng các cấu trúc giống như lưỡi của chúng. Nhưng tính năng nổi tiếng nhất của chúng là chất nhờn dính mà chúng sử dụng để tự vệ.

Các nhà khoa học gần đây mới biết rằng chất nhờn của cá mù đủ mạnh để lại dấu vết trong cả hóa thạch. Những bằng chứng đáng chú ý được tìm thấy trong bộ xương cá mù hóa thạch được khai quật ở Lebanon.

Phát hiện mới này cũng đang khiến các nhà nghiên cứu xác định lại mối quan hệ của loài cá mù với các loài cá cổ đại khác và với tất cả các loài động vật có xương sống.

Hoá thạch của loài cá mù cổ đại mới được phát hiện.
Hoá thạch của loài cá mù cổ đại mới được phát hiện.

Hóa thạch mới phát hiện có niên đại vào cuối kỷ Phấn trắng (145,5 triệu đến 65 triệu năm trước) có chiều dài khoảng 31cm. Các nhà nghiên cứu gọi hoá thạch này là Tethymyxine tapirostrum.

Tác giả nghiên cứu chính Tetsuto Miyashita, cho biết loài cá mù kì lạ đã tồn tại khoảng 500 triệu năm trước nhưng không có dấu vết nào của hóa thạch, chủ yếu là do cơ thể dài nhưng lại thiếu bộ xương cứng.

"Về cơ bản, nó giống như một chiếc xúc xích biết bơi lội. Đó là một túi da có rất nhiều cơ bắp. Chúng không có xương hay răng cứng bên trong, vì vậy rất khó để chúng được bảo tồn bằng hóa thạch”, Miyashita nhận định.

Tuy nhiên, trong phát hiện mới, Tethymyxine tapirostrum là một loài cá mù đã được “nhúng” trong một phiến đá vôi vào kỷ Phấn trắng ở Lebanon, và được cho là hóa thạch chi tiết đầu tiên của một con mù cổ đại.

Các tác giả nghiên cứu đã kiểm tra hóa thạch loài cá mù này bằng cách sử dụng công nghệ quét Synchrotron - một loại công nghệ hình ảnh bắn phá các vật thể có các hạt phân cực và năng lượng cao và họ đã phát hiện ra các dấu hiệu hóa học của sợi keratin tập trung ở hơn 100 nơi.

Sự hiện diện của nó trong hóa thạch cho thấy rằng loài cá mù cổ đại trong thời kỳ này đã phát triển khả năng tự vệ rất đặc biệt.

Phát hiện hiếm này cũng cung cấp một bức tranh rõ ràng hơn về nơi những con cá kỳ dị, sản xuất chất nhờn tự vệ sinh sống, kết thúc một cuộc tranh luận khoa học kéo dài hàng thế kỷ, Miyashita nói.

Cập nhật: 23/01/2019 Theo Dân Trí
  • 632