Phát hiện hộp sọ của người hiện đại đầu tiên ở châu Âu

  •  
  • 645

Nhà khảo cổ học Erik Trinkaus

Nhà khảo cổ học Erik Trinkaus (Ảnh: solociencia)

Tiếp tục việc truy tìm và nghiên cứu xương hóa thạch ở hang động Pesteracu Oase, Romania, nhóm các nhà cổ sinh vật học quốc tế khẳng định rằng ngày nay người hiện đại tại châu Âu đã tiến hóa nhiều so với từ đầu thời đồ đá cũ cách đây 40.000 năm.

Năm 2004, hai nhà cổ sinh vật học Erik Trinkaus (Đại học Washington, Mỹ) và Joao Zilhao (Đại học Bristol., Anh) đã phát hiện xương người lẫn lộn với xương gấu trong hang động trên.

Một hộp sọ đầu tiên của người được phát hiện mang tên Oase 1 có niên đại 40.500 năm, được xem là một trong các hóa thạch cổ nhất của người hiện đại tại châu Âu. Một hộp sọ thứ hai, Oase 2, có niên đại từ 35.000 đến 40.000 năm. Đây là một trong những người hiện đại đầu tiên ở châu Âu.

Hộp sọ người Oase 2 có kích cỡ tương đương hộp sọ người hiện đại ngày nay nhưng mang những nét điển hình của người Neandertal cổ với trán phẳng, răng hàm phát triển.

Theo các nhà nghiên cứu, hộp sọ này chứng minh những người hiện đại đầu tiên ở châu Âu chưa hoàn toàn hiện đại hóa. Họ đã tiến hóa từ thời đồ đá cũ để trở thành nguời hiện đại ngày nay. Theo Trinkaus, người ủng hộ giả thiết về sự pha trộn giữa người hiện đại và người Neandertal, điều này xác nhận người hiện đại từng đối đầu với người Neandertal cổ đã đến định cư trước ở châu Âu.

Mẫu hóa thạch này là ví dụ đầy đủ về hộp sọ của người hiện đại đầu tiên ở châu Âu 
Mẫu hóa thạch này là ví dụ đầy đủ về hộp sọ của người
hiện đại đầu tiên ở châu Âu (Ảnh: Sciencedaily)

V.S

Theo Sciences & Avenir, Đài TH Tp. Hồ Chí Minh
  • 645