Phát hiện khủng long bạo chúa ở Nam bán cầu

  •  
  • 2.758

Từ trước đến nay, các nhà khoa học vẫn cho rằng, loài khủng long bạo chúa chỉ phát triển ở Bắc bán cầu, nhưng phát hiện về loài khủng long ở Australia đã mở ra trang mới trong con đường tiến hóa của loài bò sát đặc biệt này.

Các nhà khoa học đến từ Cambridge, London và Melbourne vừa phát hiện bằng chứng đầu tiên về loài khủng long bạo chúa xuất hiện ở những lục địa phía Nam qua một đoạn xương gần hông được tìm thấy tại Dinosaur Cove ở bang Victoria, Australia.

Mẩu xương dài khoảng 30cm trông giống như cây gậy với một đầu phẳng nối với phần hông, đầu còn lại trông giống chiếc giày.

Tiến sĩ Roger Benson, chuyên ngành Khoa học Trái Đất, ĐH Cambridge, nói: "Chiếc xương lthuộc về loài khủng long bạo chúa, bởi vì loài này có xương hông rất khác biệt".

Phát hiện xương khủng long bạo chúa ở Dinosaur Cove, bang Victoria, Australia

Đoạn xương cho thấy, cách đây khoảng 110 triệu năm, có một loài khủng long bạo chúa nhỏ sinh sống.

Tiến sĩ Paul Barret, nhà cổ sinh học ở Bảo tàng lLch sử tự nhiên London, nhận xét: "Sự xuất hiện của loài khủng long bao chúa ở các lục địa phía Nam là rất khác thường. Chúng đại diện cho nhóm khủng long phương Bắc xuất hiện cả ở phương Nam. Loài khủng long bạo chúa này có thể đã tiến tới những nơi như thế này trong thời kì đầu tiến hóa. Khả năng những loài khác vẫn sẽ được khám phá ở châu Phi, Nam Mỹ và Ấn Độ".

Theo tiến sĩ Benson, loài khủng long này cao khoảng 3m và nặng khoảng 80kg. Chúng cũng có đầu lớn và chi trước nhỏ - nét đặc trưng của khủng long bạo chúa.

Loài mới được phát hiện nhỏ hơn rất nhiều loài khủng long bạo chúa hoàng đế cao tới 12m và nặng khoảng 4 tấn.

Loài khủng long bạo chúa nhỏ xuất hiện ở thời kì đầu kỉ Phấn trắng, cách đây khoảng 110 triệu năm trong khi loài bạo chúa hoàng đế sống vào uối kỉ Phấn trắng, cách đây khoảng 70 triệu năm.

Mẩu xương dài 30cm, với một đầu dẹt và một đầu giống như chiếc giầy

Trong giai đoạn phát triển của loài khủng long trên Trái Đất, các mảng lục địa được tách ra từ một siêu lục địa đơn nhất để trở thành các lục địa như ngày nay.

Loài khủng long mới được phát hiện có thể nằm ở khu vực giữa của lục địa tách vỡ, mà bây giờ là các lục địa phía Nam, bao gồm Nam Mỹ, Nam Cực, châu Phi và châu Úc, trong khi các lục địa phía Bắc thì không tách nhau (châu Âu và châu Á, Bắc Mỹ).

Tại sao chỉ ở phía bán cầu Bắc, loài khủng long bạo chúa mới phát triển thành những kẻ ăn thịt khổng lồ, còn ở phía Nam thì không. Theo tiến sĩ Benson, cần chờ những bằng chứng tiếp theo để có câu trả lời.

Theo Báo Đất Việt (Physorg)
  • 2.758