Một loài trai khồng lồ mới vừa được tìm thấy tại biển Đỏ, với những nếp uốn sâu trên vỏ.
Con trai với những rãnh sâu ngoằn ngoèo trên vỏ. Ảnh: BBC. |
Các dữ liệu hóa thạch cho thấy khoảng 125.000 năm trước, loài Tridacna costata này chiếm hơn 80% dân số trai khổng lồ trong vùng. Song giờ đây, chúng có thể đã trở nên cực kỳ nguy cấp.
Các nhà khoa học tin rằng phát hiện của họ có thể minh chứng cho một trong những ví dụ sớm nhất về sự khai thác biển quá mức của con người.
Tridacna costata có những đặc điểm rất kỳ lạ khiến nó khác hẳn với hai loài trai khổng lồ khác cũng ở biển Đỏ. Đó là những dường zig zag trên thân vỏ. Chúng dài 40 cm và nặng khoảng 2 kg. Một loài họ hàng xa của chúng có thể dài đến 1,4 mét.
Những con trai còn sống dường như chỉ phân bố hạn chế trong những vùng nước rất nông, trong khi các loài khác phân bố ở các đới san hô sâu hơn. Ngoài các mẫu vật sống, người ta cũng khai quật được các mẫu hóa thạch còn nguyên vẹn, chứng tỏ dân số của chúng đã suy giảm đột ngột vào khoảng 125.000 năm trước. Mà nguyên nhân được cho là do con người săn bắt để lấy thịt.