Nhóm các nhà khoa học đứng đầu là giáo sư Braden Feilei thuộc Đại học Toronto, Canada vừa phát hiện, “mật mã cắt-nối” trong DNA có thể dùng để giải thích tại sao gen của một số người có thể sản sinh thông tin di truyền với số lượng cực lớn.
Phát hiện này đã mở ra một trong những bí mật chủ yếu nhất trong nghiên cứu di truyền học, giúp các nhà khoa học có thể căn cứ vào đó giải thích làm thế nào tế bào sống có thể sử dụng số lượng gen hạn chế để sản sinh cơ quan rất phức tạp tương tự như đại não.
Các nhà khoa học cho rằng, phát hiện này đã thu hẹp khoảng cách tồn tại từ nhiều năm nay giữa sự nhận thức của con người đối với hệ gen và đối với quá trình sản sinh phức tạp trong tế bào. Đồng thời giúp dự báo và phòng tránh phát sinh các căn bệnh ung thư và suy nhược thần kinh.
Để giải thích tế bào sống làm thế nào có thể sản sinh tính đa dạng cực lớn trong thông tin di truyền của chúng, các nhà khoa học đã nghiên cứu phương pháp phân tích sinh vật dưới sự trợ giúp của máy tính, và tìm ra được “mật mã cắt-nối” trong DNA.
Giáo sư Feilei cho biết, trước kia, các nhà khoa học không thể dự kiến được phương thức thông tin di truyền trong tế bào sống tái sắp xếp hoặc cắt-nối.
Tuy nhiên, sau khi có được phát hiện trên, các nhà khoa học đã biết được sự tái sắp xếp bằng nhiều phương thức khác nhau của hàng nghìn hàng vạn thông tin di truyền trong tổ chức sinh vật khác nhau thông qua ứng dụng thành quả giải mã “mật mã cắt-nối” trong DNA./.