Một công nghệ pin được giới thiệu từ cách đây 9 năm cuối cũng cùng nhìn thấy được ánh sáng, sau nhiều năm bị che bóng bởi lithium ion.
Chẳng bao lâu nữa, các hãng sản xuất máy tính xách tay sẽ chuyển sang dùng loại pin làm từ Lithium polymer thay cho công nghệ lithium ion phổ biến hiện nay, chủ tịch Stan Glasgow của Sony Electrics cho biết.
Pin lithium Polymer sử dụng lithium làm thành phần hoạt hóa chính. Đây là một chất không ổn định, tuy nhiên, trong gói pin này, lithium sẽ không được đóng gói bên trong các "cell" như pin lithium ion hiện nay. Thay vào đó, nó sẽ được bao bọc mởi một lớp gel polymer. Tất nhiên, mật độ năng lượng của pin polymer không thể cao bằng lithium ion, nhưng đây lại chính là "điểm cộng" của nó.
|
Nguồn: BBC |
Các hãng sản xuất, mà cụ thể ở đây là Sony, luôn cố tăng mật độ năng lượng cho pin lithium ion. Nhưng khi hiện tượng chập mạch nội bộ xảy ra, nó có thể dẫn đến phản ứng dây chuyền và bốc cháy.
Dell, Lenovo, Toshiba, Apple Computer và nhiều hãng khác, cùng với Sony, đều đã nếm mùi đau thương của tình trạng này. Gần 10 triệu pin lithium ion đã phải thu hồi trên phạm vi toàn thế giới trong mấy tháng trở lại đây.
Xét từ góc độ lịch sử mà nói, pin polymer chưa bao giờ có thể mang lại tuổi thọ pin dài như nhà sản xuất và người tiêu dùng đòi hỏi. Mitsubishi từng sử dụng pin polymer trong dòng máy Pedion chết yểu của hãng từ năm 1997. Mặc dù có một vài điểm mới trong thiết kế như mỏng hơn và có lớp vỏ tráng bạc sáng loáng, nhưng giá của nó khi ấy tới gần 6000 USD.
Bất chấp số phận lận đận chìm nổi của pin polymer, giới thiết kế vẫn tỏ ra ưu ái công nghệ này, bởi gói gel có thể dễ dàng nén vào bất cứ không gian trống nào bên trong thiết bị. Hơn nữa, theo thời gian, công nghệ polymer cũng ngày càng được cải tiến. Một số hãng thậm chí đã sử dụng nó bên trong ĐTDĐ.
Để đối phó với nguy cơ cháy nổ của pin lithium ion, một vài hãng đang tung ra pin phi-lithium. Lấy thí dụ, Zinc Matrix Power và PowerGenix đều đang quảng bá cho mẫu pin làm từ kẽm dành cho máy tính xách tay. Zinc Matrix cho biết hãng sẽ bắt đầu xuất xưởng loại pin này từ năm 2007.
Tuy nhiên, Chủ tịch Glasgow của Sony tin rằng những công nghệ pin mới cần có thời gian nhiều hơn thế để ra mắt thị trường. "Tôi đoán ít cũng phải 12-18 tháng nữa".
MTI Micro Fuel Cells cũng đang cố gắng khuếch trương cho pin nhiên liệu, công nghệ sử dụng methanol để tạo ra điện năng. Đây cũng là công nghệ pin có nhiều hứa hẹn và đang được lục tục triển khai ở nhiều nước trên thế giới thay cho pin lithium ion.
Trọng Cầm