"Quái vật" đầu lìa khỏi cổ nhưng vẫn sống "nhăn răng" hàng tuần liền

  •   2,65
  • 4.817

Với khả năng thần thánh mất đầu nhưng vẫn sống nhăn nhở, sinh vật này hẳn lọt vào top những loài sống dai nhất Trái đất.

Được biết đến là một trong những loài sinh vật đáng ghét nhất trên Trái đất, loài gián xuất hiện như những kẻ phá hoại tài sản trong gia đình. Chúng len lỏi mọi ngõ ngách, xuất hiện một cách "thần thánh" trong nhà từ lúc nào mà chúng ta không hề hay biết.

Khả năng miễn dịch chống lại phóng xạ siêu phàm của gián chắc chắn hơn con người, và nó còn có biệt tài đặc biệt khi gián cái tự mình sinh sản trong nhiều năm, mà chẳng cần đến con đực nào hết.

Gián xuất hiện như những kẻ phá hoại tài sản trong gia đình.
Gián xuất hiện như những kẻ phá hoại tài sản trong gia đình.

Tuy nhiên, loài sinh vật này còn có biệt tài "thần thánh" nữa là dù mất đầu nhưng vẫn sống nhăn nhở đến hàng tuần.

Người mất đầu thì chết, nhưng gián mất đầu vẫn sống "nhăn răng"?

Việc đầu lìa khỏi cổ của một người đồng nghĩa với việc người đó sẽ đi gặp "Thần Chết".

Bởi khi đó, một lượng máu vô cùng lớn để nuôi dưỡng cơ thể mất đi. Máu chảy với tốc độ chóng mặt làm cho huyết áp tụt dốc; Oxy không được vận chuyển để nuôi cơ thể. Bộ não lúc này rơi vào tình trạng "bất lực", không còn là cơ quan duy trì mọi hoạt động của cơ thể, dẫn đến trạng thái tử vong.

Nhưng với gián thì khác... Mấu chốt của vấn đề nằm ở sự khác nhau giữa hệ tuần hoàn của người và gián.

Gián có khả năng miễn dịch chống lại phóng xạ siêu phàm của gián chắc chắn hơn con người.
Gián có khả năng miễn dịch chống lại phóng xạ siêu phàm của gián chắc chắn hơn con người.

Đối lập với một hệ tuần hoàn máu vô cùng phức tạp và "hại não" ở người, hệ tuần hoàn của gián là một hệ mở với số lượng bộ phận cấu thành "nghèo nàn".

Đó chính là lý do giúp ngăn ngừa sự mất máu nhanh chóng, làm máu nhanh đông và bịt kín phần đầu của chúng.

Hơn nữa, gián "hít vào và thở ra" qua nhiều ống nối với các lỗ (gọi là spiracles) trải dài theo chiều dài của cơ thể.

Các ống thở trên cơ thể gián.
Các ống thở trên cơ thể gián.

Khi không còn đầu, gián sẽ không cần vận động nhiều nên năng lượng sẽ được bảo tồn, giúp chúng kéo dài sự sống hàng tuần mà không ăn.

Miễn là không nhiễm virus, vi khuẩn, nấm mốc gián vẫn tồn tại như những kị sỹ không đầu.

Cập nhật: 23/06/2022 Theo Trí Thức Trẻ
  • 2,65
  • 4.817