Khi chơi đùa tại nơi nhiều cây cối, trẻ dễ bị ong đốt, một số trường hợp có thể nhập viện. Việc nhận biết từng loài ong có thể giúp ích cho quá trình điều trị cho trẻ.
Vespidae (lông trơn): Họ này bao gồm ong vò vẽ, ong đất, ong vàng. Ngòi nọc trơn không ngạnh, có thể đốt nhiều lần.
Ong vò vẽ có khoang đen xen kẽ vàng. (Ảnh: Picture Insect).
Ong vò vẽ thường làm tổ nơi lộ thiên, trên cành cây hay bụi cây, có khi làm tổ trong mái nhà. Tổ ong gồm nhiều lớp, như một trái banh hay bắp cải, bề mặt nhăn nhúm nên dân gian thường gọi là ong mặt quỷ.
Ong vò vẽ là loài ăn côn trùng và ấu trùng nhện. Khi bị phá tổ hoặc bị đe dọa, ong thợ sẽ đốt người hoặc động vật để tự vệ. Ong vò vẽ bị thu hút khi người mặc quần áo sặc sỡ, xịt nước hoa hay bỏ chạy sau khi chọc phá tổ ong.
Ong đất có phần thân màu đen, chấm vàng. (Ảnh: Research Gate).
Apidae (lông xù): Nhóm này bao gồm ong mật (honey bees), ong nghệ (bumble bees) và ong bầu. Đặc tính của nhóm ong này là ngòi nọc có ngạnh. Sau khi cắm vào da vật bị đốt, ngòi nọc không rút ra được dẫn đến việc ong chết. Mỗi con ong mật chỉ đốt 1 lần.
Cận cảnh một con ong mật. (Ảnh: Bee and Blooms).
Vùng cổ và lưng trên của ong nghệ có màu vàng nghệ. (Ảnh: Honey Bee Suit).
Ong bầu bay chậm và phát ra tiếng ồn. (Ảnh: Forest Pets).
Tai nạn do ong đốt sẽ gây nguy hiểm cho cả người lẫn động vật. Các độc tố có trong nọc ong như Melittin, Phospholipase A, B, Hyaluronidase, Histamine, Serotonin, Acetylcholine, Acid phosphatase, Apamin,… sẽ gây tổn thương thận, gan, hủy cơ, tán huyết, rối loạn đông máu, tổn thương phổi gây suy hô hấp…
Nếu bị ong đốt, bạn có thể lấy vòi chích ra bằng cách khều nhẹ hoặc dùng nhíp gấp. Tránh nặn ép bằng tay vì có thể làm nọc độc lan ra.
Sau khi lấy vòi ra, chúng ta cần rửa sạch vùng bị đốt bằng xà phòng và nước ấm, chườm lạnh lên vết cắn để giảm đau và giảm sưng.
Sau khi ong đốt, nếu có các dấu hiệu sau đây, cần đưa nạn nhân đến ngay cơ sở y tế gần nhất:
Để tránh bị ong đốt, người dân không nên mặc quần áo có màu sắc sặc sỡ khi đến các vùng quê, rừng rậm. Bên cạnh đó, cần tránh leo trèo hái trái cây vì điều này có thể dẫn đến tai nạn trượt ngã, bị ong tấn công do vô tình hay cố ý chọc phá tổ ong. Điều quan trọng là cần thường xuyên kiểm soát, phát quang những tổ ong xung quanh nhà và trong vườn.
BSCKII Nguyễn Minh Tiến
Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố