Những kỹ năng này không nhất thiết phải dùng để làm thám tử, nhưng cũng cực kỳ cần thiết trong xã hội hiện đại.
Sherlock Holmes là một bậc thầy về 2 khả năng quan sát và suy luận. Nhờ vậy mà chỉ ngay từ lần đầu gặp mặt, ông đã biết người đối diện làm việc gì, sở thích và thói quen như thế nào. Sự tinh tế ấy đã góp phần tạo nên một vị thám tử đỉnh cao của văn học trinh thám.
Nhưng thực chất thì không chỉ nghề thám tử, mà bất kỳ lĩnh vực nào cũng đòi hỏi chúng ta ít nhiều kiểm soát và sử dụng được 2 kỹ năng này. Nếu sử dụng tốt, bạn hoàn toàn có thể đi trước người khác một bước, dự đoán được phản ứng của đối tác và đưa ra "chiến thuật" hợp lý để đem lại thành công cho bản thân.
Vậy làm thế nào để sở hữu được 2 kỹ năng này? Dưới đây chính là bí kíp.
Có rất nhiều người thường xuyên dành cả ngày để nghĩ xem họ trông như thế nào, hay sẽ thế nào nếu tiến đến và bắt chuyện với một ai đó.
Sống chậm lại cũng là cách để bạn cải thiện khả năng quan sát đó.
Trong trường hợp bạn cũng có suy nghĩ như trên thì hãy từ bỏ ngay lập tức, vì bạn đang nhìn nhận thế giới theo quan điểm của bản thân, mà như vậy thì chẳng giúp ích gì cho khả năng quan sát của bạn cả.
Thay vào đó, hãy tận dụng thời gian và năng lượng của mình để tập trung vào những thứ hiện hữu xung quanh. Đôi khi dừng lại và "tận hưởng" những gì xảy ra, bạn sẽ nhìn thấy những điều mới mẻ mà bình thường không thể.
Luôn sẵn sàng để đặt câu hỏi, cũng như thận trọng với bất cứ điều gì bạn gặp phải.
Trong một vài trường hợp, mọi chuyện xảy ra không giống theo cách mà mọi người xung quanh nhìn nhận, vì vậy luôn sẵn sàng để đặt câu hỏi, cũng như thận trọng với bất cứ điều gì bạn gặp phải.
Việc làm này sẽ giúp bạn nhận ra những sự thay đổi dù là nhỏ nhất. Chúng đều là manh mối, để rồi qua đó góp phần to lớn hơn, nâng cao được khả năng suy luận và phân tích vấn đề.
Bất cứ khi nào đứng trước khó khăn, hãy cố gắng thu hẹp phạm vi của nó nhiều nhất có thể nhé.
Cũng như một bài toán, sẽ có những thông tin "gây nhiễu" tồn tại trong mọi vấn đề đòi hỏi đến sự suy luận. Nhiệm vụ của bạn là thu hẹp chúng, để tìm ra một đáp án chính xác nhất.
Sherlock Holmes cũng từng nói: "Một khi bạn đã loại bỏ những điều không thể, thì bất cứ điều gì đang xảy ra, dù vô lý đến đâu, cũng là sự thật".
Vì thế bất cứ khi nào đứng trước khó khăn, bạn hãy nhớ việc đầu tiên chính là cố gắng thu hẹp phạm vi của nó nhiều nhất có thể nhé.
Hãy học cách kết nối toàn bộ những thông tin mà mình thu thập được.
Khi bạn đã quen với việc quan sát mà chẳng tốn quá nhiều công sức, hãy học cách kết nối toàn bộ những thông tin mà mình thu thập được. Bạn có thể suy luận ngược lại vấn đề, để qua đó nhìn mọi chuyện bằng một bức tranh đủ đầy hơn.
Việc ghi chép gọn gàng lại giúp bạn ghi nhớ tốt hơn.
Dù có một bộ óc thiên tài, nhưng Sherlock Holmes vẫn luôn tự mình ghi chép lại mọi thứ - manh mối, bằng chứng, suy luận...
Với chúng ta, có thể bạn chẳng mơ cao làm thám tử, nhưng các kỹ năng này là vô cùng cần thiết với bất kỳ ngành khoa học nào.
Việc ghi chép gọn gàng lại giúp bạn ghi nhớ tốt hơn, và cũng tránh được trường hợp quên mất lập luận của mình.