Sa mạc bị hủy hoại: mặt tối của ngành công nghiệp sản xuất năng lượng mặt trời?

  •  
  • 2.019

Hàng ngàn mẫu đất đặt tấm thu năng lượng mặt trời mọc lên ở Sa mạc Mojave, California như nấm nhằm mang lại lợi ích cho môi trường.

Tuy nhiên việc làm này lại có thể phá vỡ hệ sinh thái sa mạc và những loại cây cỏ sinh sống ở đó. Đó cũng là mối lo của nhiều nhà hoạch định chính sách và các nhà khoa học, trong đó có Darren Sandquist – nhà sinh vật học tại Cal State Fullerton. Từ nhiều năm nay, Sandquist đã nghiên cứu những biến đổi khó phát hiện xuất hiện trên sa mạc do sự có mặt của đường tàu.

Những cấu trúc như thế làm thay đổi hướng của dòng nước chảy xuống cống nước và các kênh đào, làm biến đổi dòng chảy trên mặt đất. Ngược lại, điều này lại biến đổi cả dạng thực vật tại Mojave cũng như nơi mà chúng phát triển. Tác động tương tự cũng xảy ra ở những nơi có dự án sản xuất năng lượng gió và ánh sáng mặt trời.

Sandquist cho biết: “Chắc chắn hệ sinh thái sẽ bị hủy hoại. Tôi cho rằng đây là một sự đánh đổi mà chúng ta buộc phải chấp nhận. Nó là một phần của việc trở nên ít phụ thuộc vào đất hơn, nhưng lại dựa vào năng lượng gió và mặt trời nhiều hơn”.

Sandquist hy vọng các nhà thiết kế dự án năng lượng gió và năng lượng mặt trời có thể tránh được những tác động có hại lớn nhất. Ông nói: “Tôi cho rằng họ nên tính đến việc tái phân bố nguồn tài nguyên nói chung sẽ ảnh hưởng đến hệ sinh thái như thế nào”.

Đường tàu mà ông đang nghiên cứu nằm gần trạm Kelso đã tồn tại cả thế kỷ, ông cũng nghiên cứu sự biến đổi của hệ thực vật từ thời gian đó. Các loài thực vật, nơi chúng phát triển và ngay đến cả kích cỡ của chúng cũng đều bị ảnh hưởng. Tác động tương tự cũng có thể quan sát được ở các con đường cao tốc.

Sandquist cho biết: “Bất cứ ai lái xe qua sa mạc đều nhận thấy được kích cỡ của thực vật. Ngay bên cạnh các con đường, cây cối trở nên lớn hơn nhiều”.

Những biến đổi như thế có xu hướng gây ra thay đổi ở cả các quần thể động vật, mặc dù theo Sandquist, những phép xác định tác động đối với động vật ở vùng này còn chưa hoàn thiện. Không chỉ có những con đường mới gây ra tác động mà còn cả bụi bẩn cũng là một vấn đề khi mà thực vật ở sa mạc giữ đất cố định một chỗ bị cắt đi để lấy nơi lắp đắt các hệ thống sản xuất năng lượng mặt trời. Việc này có thể có hại đối với hệ sinh thái sa mạc vốn rất mong manh.

Sa mạc bị hủy hoại: mặt tối của ngành công nghiệp sản xuất năng lượng mặt trời. (Ảnh : lifecorner.vzone.vn)

Ông thêm rằng: “Các nghiên cứu cũng đã cho thấy bụi trên bề mặt lá làm giảm đáng kể khả năng quang hợp của thực vật. Do đó năng suất của quá trình này cũng giảm đi”. Một trong những mối lo âu lớn của ông chính là mối lo mà rất ít người trong ta nhận biết được sự tồn tại của nó.

Ông nói: “Một trong những cấu trúc sống quan trọng nhất trên bề mặt là lớp vỏ sinh vật – chính là mạng lưới bao gồm vi khuẩn cyanobacteria và địa y. Chúng có thể bị tác động hay thậm chí hủy hoại khi bị giẫm lên. Chúng không ăn sâu quá một vài milimet xuống dưới về mặt. Chỉ khi ở vị trí đó chúng mới có thể giữ được bụi bẩn và phù sa đúng vị trí”. Mất đi lớp vỏ này sẽ dẫn đến những cơn bão bụi bẩn kinh hoàng.

Ngay cả những thay đổi nhỏ đối với dự án năng lượng mặt trời sa mạc cũng có thể bảo vệ nhiều loài sinh vật cư ngụ ở đó. Ví dụ như thay vì xây dựng các con đường, những người điều khiển các tấm thu năng lượng đôi khi đòi hỏi phải bảo trì này có thể cân nhắc việc mua những chiếc xe lớn hơn để di chuyển mà không làm hại đến cây cối đang tồn tại.

“Tôi thực sự cảm thấy rằng hệ sinh thái có thể chống đỡ được nếu chúng ta chỉ thỉnh thoảng mới lái xe qua” thay vì loại bỏ những vùng thực vật lớn để xây dựng đường xá.

Các tấm thu năng lượng mặt trời khổng lồ có tiềm năng phát triển lớn ở Mojave. Theo ước tính cần khoảng 10.000 đến 160.000 mẫu sa mạc để đạt được mục tiêu gia tăng năng lượng làm mới được từ 33% cho đến năm 2020. 14 dự án năng lượng mặt trời và 5 dự án sản xuất năng lượng từ sức gió đã được đề nghị thực hiện trên 42.000 mẫu nằm trong vùng diện tích lớn 600.000 mẫu, vùng này trước đây được gọi là xứ sở Catellus, nằm ở giữa khu Mojave và Công viên quốc gia Joshua.

Các nhóm hoạt động chính trị lại rất bất bình, đặc biệt là nhóm kiểm soát đất hoang Wildlands Conservancy đã cung cấp 40 triệu đô để mua lại đất đai phục vụ mục đích bảo tồn. California Sen. Dianne Feinstein mới đây đã tuyên bố nỗ lực mới nhằm bảo tồn tất cả hoặc một phần diện tích bằng cách tự tuyên bố là biểu tượng của quốc gia.

Sandquist cho biết: “Một số người sẽ tranh luận rằng các sinh vật ở sa mạc rất dễ phục hồi. Nhưng thực chất chúng lại dễ bị tổn thương và nhạy cảm bởi chúng vốn đã sống ở bên bờ vực – nguồn nước hạn chế, nhiệt độ nóng vào ban ngày nhưng lại rất lạnh vào ban đêm vào những thời gian nhất định”.

G2V Star (Theo ScienceDaily)
  • 2.019