Hôm 15/5, Mỹ vừa công bố một bức ảnh sao Mộc được kính viễn vọng Hubble ghi nhận, cho thấy một cơn bão cực lớn ở sao Mộc mà đường kính của nó vào cuối thế kỷ 19 là khoảng 40.000km, gấp 3 lần chu vi trái đất, đang thu nhỏ lại.
>>> Ảnh cực nét về siêu bão trên sao Thổ
Siêu bão là vết tròn lớn màu đỏ trên hình. Hình bên trái chụp năm 2014, trên cùng bên phải là năm 1995, hình giữa bên phải là năm 2009 và dưới cùng bên phải là năm 2014
Trong bức ảnh, cơn bão là một lớn hình bầu dục màu đỏ, bao quanh là những lớp màu vàng nhạt, màu cam và màu trắng.
Theo NASA, sức gió của cơn bão mạnh đến vài trăm km/giờ. Đường kính của siêu bão này ngày càng thu hẹp. Năm 1979, tàu thăm dò vũ trụ Voyager của NASA ghi lại hình ảnh của nó với đường kính chỉ còn khoảng 22.500km
Hiện tại, kính viễn vọng Hubble lại cho thấy cơn bão nhỏ hơn bao giờ hết, đường kính chỉ khoảng 16.000km và hình dạng của nó ngày càng tròn hơn. Các nhà khoa học không biết lý do vì sao cơn bão lại thu hẹp khoảng 1.000km mỗi năm.
NASA đang tập trung nghiên cứu để tìm hiểu xem những gì đang xảy ra bên trong bầu khí quyển của sao Mộc, điều gì làm thất thoát năng lượng của cơn bão từ đó làm nó nhỏ lại, thay đổi hình dạng từ bầu dục sang hình tròn.