Hàng loạt hình ảnh tuyệt vời của Sao Mộc được gửi về từ tàu Juno-NASA

  •  
  • 3.366

Những hình ảnh đáng kinh ngạc về Sao Mộc vẫn đang không ngừng được gửi về từ tàu vũ trụ tỷ đô Juno của NASA. Hiện tàu đang quay quanh Sao Mộc và cách Trái Đất đến 715.000.000km.

Các nhà khoa học đã sử dụng thiết bị chụp ảnh trên Juno để ghi lại những hình ảnh đầu tiên về các dòng sông ammonia, cơn lốc xoáy rộng 1.400km lướt qua bầu khí quyển, những dải cực quang bí ẩn và cái nhìn sâu hơn vào những lớp mây của Sao Mộc để tìm bằng chứng về một lõi rắn bên trong hành tinh này.

Tàu Juno hoàn thành một vòng quay quanh Sao Mộc mỗi 53,5 ngày, nó di chuyển với vận tốc gần 210.000km/h. Thực tế NASA muốn rút ngắn số thời gian này đi, nghĩa là tốc độ di chuyển sẽ tăng cao lên, nhưng như thế một số động cơ sẽ hoạt động không bình thường.

Juno đã hoàn thành vòng quay thứ sáu quanh Sao Mộc vào ngày 19 tháng 5 vừa qua và chụp lại cho công dân Trái Đất một loạt hình ảnh mới về hành tinh này. NASA nhanh chóng nhận dữ liệu thô và chỉnh sửa lại để công bố cho công chúng, hiện vẫn còn rất nhiều hình ảnh và các kỹ thuật viên của NASA vẫn đang tiếp tục xử lý.

Cực nam của Sao Mộc được tàu Juno chụp vào ngày 19 tháng 5
Cực nam của Sao Mộc được tàu Juno chụp vào ngày 19 tháng 5, hình ảnh được xử lý màu bởi hai nhà khoa học nghiệp dư, cho thấy sự tương phản màu sắc của các thành phần trong khí quyển. (Ảnh: NASA/JPL/MSSS/Gerald Eichstädt/Justin Cowart).

Một góc nhìn khác về cực nam của Sao Mộc
Một góc nhìn khác về cực nam của Sao Mộc cho thấy hành tinh này thật sự là một gã khổng lồ trong Thái Dương Hệ. (Ảnh: NASA/JPL-Caltech/SwRI/MSSS/Kevin M. Gill).

Cận cảnh những dải khí đan xoắn nhau trên khí quyển của Sao Mộc.
Cận cảnh những dải khí đan xoắn nhau trên khí quyển của Sao Mộc. (Ảnh: NASA/JPL-Caltech/SwRI/MSSS/Björn Jónsson).

Một cơn bão xoắn với chiều quay ngược lại so với những cơn bão khác ở xung quanh tại vòng cực bắc của Sao Mộc.
Một hình ảnh cận cảnh khác được Juno chụp vào ngày 19 tháng 5 vừa qua, cho thấy một cơn bão xoắn với chiều quay ngược lại so với những cơn bão khác ở xung quanh tại vòng cực bắc của Sao Mộc. (Ảnh: NASA/JPL/MSSS/Gerald Eichstädt/Justin Cowart).

Khu vực trong hình ảnh được gọi là "STB Spectre"
Khu vực trong hình ảnh được gọi là "STB Spectre" - NASA lúc đầu không định chụp nó trong vòng quay thứ sáu này, nhưng một cuộc bình chọn từ công chúng đã khiến họ thay đổi quyết định và cho Juno ghé qua để chụp một hình ảnh cận cảnh về nó. (Ảnh: NASA/JPL-Caltech/SwRI/MSSS/Roman Tkachenko).

Những những dòng sông ammonia trên Sao Mộc.
Một nghiên cứu gần đây mới công bố cho biết các nhà khoa học phát hiện ra những những dòng sông ammonia trên Sao Mộc. Và những dòng sông đó được nhìn thấy một cách rõ ràng trong hình ảnh chụp qua ánh sáng hồng ngoại này. (Ảnh: NASA).

Những đám mây dày đặc trong bầu khí quyển Sao Mộc
Những đám mây dày đặc trong bầu khí quyển Sao Mộc nhìn trực diện từ trên cao bởi tàu Juno ở khoảng cách ước chừng 12.500km. (NASA/JPL-Caltech/SwRI/MSSS/Gerald Eichstädt/Seán Doran).

Một cơn bão bí ẩn sáng màu đang xuất hiện ở vùng cực nam của Sao Mộ
Một cơn bão bí ẩn sáng màu đang xuất hiện ở vùng cực nam của Sao Mộc trong hình ảnh được tàu Juno chụp vào ngày 11 tháng 12 năm 2016 vừa qua. (Ảnh: NASA/JPL-Caltech/SwRI/MSSS/Gabriel Fiset).

Trong hình là một trong những cơn bão nổi bật nhất của Sao Mộc
Trong hình là một trong những cơn bão nổi bật nhất của Sao Mộc, được các nhà khoa học ở NASA gọi là Vết đỏ nhỏ (Little Red Spot), nhưng thật ra kích cỡ của nó tương đương với cả Trái Đất. Hình ảnh được chụp vào ngày 2 tháng 2 vừa qua. (Ảnh: NASA/JPL-Caltech/SwRI/MSSS/Björn Jónsson).

Cận cảnh một phần của khu vực được gọi là "chuỗi những viên ngọc của Sao Mộc"
Cận cảnh một phần của khu vực được gọi là "chuỗi những viên ngọc của Sao Mộc", là những đám mây bão cuốn lấy nhau. Hình ảnh được chụp vào vòng quay thứ năm của Juno từ ngày 27 tháng 3, nhưng mãi hôm nay mới được xử lý bởi kỹ thuật viên của NASA. (Ảnh: NASA/JPL-Caltech/SwRI/MSSS/Kevin M. Gill).

NASA gọi đây là "Rìa cạnh của Sao Mộc".
NASA gọi đây là "Rìa cạnh của Sao Mộc". Phần bên phải của Sao Mộc trong hình ảnh này đã bị cắt một đoạn, nếu chưa cắt đi, bạn sẽ thấy được cánh tay robot của tàu Juno. Ở góc nhìn này, bạn sẽ thấy được rất nhiều những cơn bão dữ dội ngày ngày khuấy động khí quyển Sao Mộc. (Ảnh: NASA/JPL-Caltech/SwRI/MSSS).

Một hình ảnh chưa được xử lý, là hình ảnh thô được chụp và gửi trực tiếp về Trái Đất
Một hình ảnh chưa được xử lý, là hình ảnh thô được chụp và gửi trực tiếp về Trái Đất từ tàu Juno, cho thấy những đường thẳng mờ là vành đai băng giá và bụi bẩn của Sao Mộc. Những ngôi sao làm nền là những vì sao của chòm sao Orion. (Ảnh: NASA/JPL-Caltech/SwRI/MSSS).

Cập nhật: 06/06/2017 Theo khampha
  • 3.366