Sự khởi đầu đầy màu sắc ở loài người.

  •  
  • 515

Một nhà khoa học đang làm việc ở Châu Phi tuyên bố rằng các bằng chứng được tìm thấy ở Châu Phi đã cho thấy con người đã biết sử dụng màu sắc để làm biểu tượng cách đây có lẽ khoảng 200.000 năm về trước.

(Ảnh: BBC)Đó là nhà khoa học Lawrence Barham. Ông đã nghiên cứu các dụng cụ và các đồ tạo tác khác được những người cổ đại để lại tại một vùng ở Zambia.

Ông cho rằng các loại chất màu vô cơ hoặc đất son được tìm thấy ở vùng này cho thấy người cổ đại sử dụng sơn có thể là để vẽ các biểu tượng lên cơ thể.

Đây là một ví dụ cho thấy con người có tư duy trừu tượng và nếu điều này là đúng thì thời điểm con người có tư duy trừu tượng trong một ví dụ được phát hiện lần đầu tiên trước đây sẽ phải lùi lại ít nhất là 100.000 năm về trước.

Có khả năng tạo ra các ý tưởng trong não - khả năng lấy vật này để biểu tượng cho một vật khác – là một bước đại nhảy vọt trong sự tiến hoá của loài người.

Chính hoạt động về tư duy cho phép con người phát triển ngôn ngữ và kĩ năng toán học phức tạp sau này.

Biểu tượng ngôn ngữ

Các vỏ sò có thể là một phần của các sợi dây chuyền và vòng đeo tay thời xưa
Các vỏ sò có thể là một phần của các sợi dây chuyền và vòng đeo tay thời xưa. (Ảnh: BBC)
Lâu nay các nhà nghiên cứu đều cho rằng những vỏ sò được xâu lại thành các sợi dây chuyền hoặc vòng đeo tay được tìm thấy ở Irsael là bằng chứng cổ xưa và rõ ràng nhất chứng tỏ khả năng hình thành ý tưởng ở loài người.

Nhưng tiến sĩ Barham, nhà nghiên cứu của trường đại học Liverpool, cho biết thật khó để chấp nhận rằng con người không có những hoạt động tư duy như thế sớm hơn thời điểm khoảng hơn 200.000 năm về trước trong các tài liệu của ngành khảo cổ học.

Ông nói: "là một nhà khảo cổ học, tôi rất quan tâm đến việc tìm ra lời giải đáp cho câu hỏi biểu tượng về màu sắc của con người xuất hiện lần đầu tiên ở đâu bởi vì để các biểu tượng về màu sắc có ý nghĩa thì nó phải được kết hợp chặt chẽ với ngôn ngữ."

Ông phát biểu trong Festival khoa học của Hiệp Hội Phát Triển Khoa Học Anh Quốc rằng: "khả năng hình thành các biểu tượng về màu sắc là một hoạt động tư duy trừu tượng vì vậy chúng ta không thể thực hiện hoạt động tư duy trừu tượng này mà không có ngôn ngữ; vì vậy đây là một biểu tượng về ngôn ngữ mà dựa vào đó ta có thể tìm trong các tài liệu khảo cổ học các bằng chứng cho sự xuất hiện của ngôn ngữ.

(Ảnh: BBC)Công trình nghiên cứu của tiến sĩ Barham trong 10 năm qua tập trung vào một khu vực đó là vùng Twin Rivers, một dãy hang cổ xưa ở phía nam Zambia.

Con người đã sống trong các hang đó cách đây khoảng 170.000-300.000 năm về trước nhưng không rõ là kiểu người nào. Tuy nhiên, trong hang có một mẩu xương có thể là của kiểu người Người Heidelberg (Homo heidelbergensis), tổ tiên của con người hiện đại, những người giống chúng ta ở bộ não to.

Màu đất son

Tiến sĩ Barham cho biết các dụng cụ được phát hiện ở Twin Rivers cho thấy bằng chứng của sự gia tăng độ phức tạp về suy nghĩ với việc các rìu đá thô sơ đã được thay thế bởi các công cụ bằng đá tinh xảo có tay cầm.

Các màu đất son của người Zambia có thể đã được dùng để sơn lên da.
Các màu đất son của người Zambia có thể đã được dùng để sơn lên da. (Ảnh: BBC)
Sự xuất hiện của công nghệ "lắp ghép" này trùng khớp với việc sử dụng các màu đất son một cách có phương pháp. Đất son là một loại đá mềm có chứa oxit sắt ; nó có đủ các loại màu khác nhau.

Ở khu vực Twin Rivers, có đủ các loại đất son màu đỏ, vàng, nâu, hồng, đen và thậm chí là màu tím.

Nếu các đất son này được cạo ra, chúng sẽ tạo ra một loại bột có thể trộn với mỡ động vật và được sử dụng giống như sơn.

Tiến sĩ Barham cũng đang phân vân liệu những người cổ đại ở Zambia có sơn các chất màu này lên cơ thể họ theo một nghi thức đặc biệt hay không, giống như cách mà một số nền văn hóa vẫn sử dụng sơn như ngày nay để đánh dấu một chiến binh đã lớn tuổi hoặc những đứa trẻ trai hoặc gái đã đến tuổi trưởng thành.

Vấn đề là ở chỗ, chất sơn được tạo ra từ màu đất son và mỡ động vật này còn được sử dụng một cách rất thiết thực như là bảo quản da động vật hoặc làm chất keo để gắn các lưỡi rìu bằng đá vào các cán cầm.

Sự tạo hoá ngẫu nhiên.

Bức tượng Berekhat

Bức tượng Berekhat
(Ảnh: Don's Map)

Tiến sĩ Lawrence Barham phát biểu rằng: "Nếu bạn cho rằng các chất oxít này chỉ đơn thuần được sử dụng một cách thực tế trong cuộc sống và không hề có giá trị biểu tượng thì bạn phải giải thích được rõ ràng tại sao người ta lại lựa chọn đủ các loại màu sắc từ những nơi khác nhau trong vùng Twin Rivers này."

"Bởi nếu người cổ đại chỉ chọn đất son để có được nguyên tố sắt thì bất cứ màu sắc nào cũng có thể được dùng cả - có thể là màu đỏ hoặc có thể là màu vàng vì màu đất son nào cũng chứa sắt oxít. Và một vài màu đất son thì gần với khu vực người cổ đại sống hơn so với những màu đất son khác nhưng họ lại chọn đất son ở những nơi khác nhau, vì vậy dường như là họ đã cố ý chọn đất son chỉ vì màu sắc. Đó chẳng qua chỉ là những lập luận của tôi thôi"

Trước đây có rất nhiều lập luận cho rằng con người đã có các suy nghĩ trừu tượng từ rất lâu cách đây hàng trăm ngàn năm về trước. Đa số các lập luận đó đều gắn liền với các tảng đá được cho là miêu tả hình dáng con người.

Ví dụ như bức tượng đá Berekhat Ram được tìm thấy ở Isarel và tượng đá Tan-Tan đuợc tìm thấy ở Ma Rốc được cho là tác phẩm của kiểu người Homo erectu.

Nhưng các nhà nghiên cứu khác nghi ngờ rằng những tượng đá này chỉ là sản phẩm của quá trình phong hoá của thiên nhiên mà thôi; Chúng là những vật thể được tình cờ tạo thành hình dáng của một con người qua các quá trình địa chất.

Và tiến sĩ Barham biết rằng ông sẽ có một cách nào đó để thuyết phục các đồng nghiệp của ông về trường hợp nghiên cứu của ông.

Ông phát biểu với BBC News: "Các nhà khảo cổ học là những người rất cẩn thận. Chúng tôi đặt ra các chuẩn mực cao cho việc công nhận cách giải thích dựa dựa trên khả năng hình thành biểu tượng ở con người"

Đường rãnh trên viên đá son chứng tỏ rằng bột son đã được cạo ra từ viên đá son.

Theo BBC, Sở KH & CN Đồng Nai
  • 515