Tại sao cá sấu có thể đớp con mồi cực nhanh?

  •  
  • 2.288

Lớp da sần lên cực nhỏ bên trong hàm của cá sấu giúp cho loài bò sát ăn thịt này có khả năng cực kì nhạy cảm với những tác động từ bên ngoài hơn cả độ nhạy cảm của đầu ngón tay con người.

Tuyên bố trên được đăng tải trong Tạp chí Journal of Experimental Biology, do các nhà sinh vật học tại Đại học Vanderbil phát hiện ra, sau khi dùng kính hiển vi quan sát hàm các loài cá sấu khổng lồ sông Nile và cá sấu Châu Mỹ.

Theo nghiên cứu, các lớp da sần nhỏ li ti nổi lên bên trong hàm cá sấu có một cấu trúc cực kỳ chặt chẽ. Chúng chính là các đầu dây thần kinh xúc giác có khả năng phát hiện các rung động và áp lực. Những đầu dây thần kinh này bắt nguồn từ vùng dây thần kinh sinh ba trong hộp sọ cá.

Cá sấu ngoạm con mồi một cách siêu tốc do có lớp da sần li ti cực kì nhạy cảm trong hàm.
Cá sấu ngoạm con mồi một cách siêu tốc do có lớp da
sần li ti cực kì nhạy cảm trong hàm. (Ảnh: Livescience)

Để thử nghiệm độ nhạy xúc giác, các nhà nghiên cứu đã cho lớp da nhỏ này tiếp tiếp xúc với độ mặn của muối để đo xung điện của các dây thần kinh và dùng sợi tóc chạm vào lớp da đó. Kết quả cho thấy phần da của hàm cá sấu nhạy cảm hơn cả so với khu vực đầu ngón tay của con người.

Chính nhờ lớp da nhạy cảm như vậy, cá sấu có thể ngoạm hàm xung quanh thân thể con mồi với tốc độ nhanh chóng mặt chỉ trong vòng 50 mili giây, một thời gian phản ứng chỉ có thể có nhờ vào làn da siêu nhạy cảm của nó. Ngoài ra, lớp da nhạy cảm này có thể giúp cá sấu ngậm con trong miệng một cách nhẹ nhàng mà không gây tổn thương.

Phát hiện độ nhạy cảm của cá sấu cũng cung cấp thêm kiến thức về khả năng tiến hóa của loài sinh vật ăn thịt đáng sợ này.

Theo Báo Đất Việt, Livescience
  • 2.288