Nhiều người thường cho thêm đường hoặc sữa vào cà phê để giảm vị đắng của nó, điều này không những làm át mất hương vị của thức uống mà còn bổ sung thêm nhiều chất béo vào cơ thể chúng ta.
Thưởng thức một ly cà phê ngon tùy vào khẩu vị của bạn, có người thích uống cà phê Ailen (cà phê espresso kết hợp với rượu whisky) vào buổi tối, nhưng bạn hãy thử cà phê mặn vào buổi sáng, nó có thể cho bạn nhiều trải nghiệm mới lạ.
Ở góc độ khoa học, ý tưởng này lại rất tốt cho sức khỏe.
Một số nghiên cứu chỉ ra, muối không chỉ có khả năng làm "mềm" vị đắng của cà phê mà nó còn giúp bật các hương vị khác trong thức uống này.
Thêm chút muối vào ly cà phê là một mẹo hay giúp giảm vị đắng đồng thời làm bật các hương vị khác của nó. (Ảnh: Science et vie).
Muối natri clorua (muối ăn) thường được sử dụng để loại bỏ vị đắng khỏi nhiều loại thực phẩm. Trong lịch sử ẩm thực thế giới, các món ăn đã sử dụng muối để làm nổi bật các hương vị của nó.
Vào năm 1995, một nghiên cứu đã chứng minh rằng, muối phản ứng tốt để "che giấu" vị đắng.
Khi bạn uống một ly cà phê có vị ngọt nhẹ và quá đắng, bạn hãy thêm một chút muối, nó sẽ khiến cho ly cà phê của chúng ta ngọt và ít đắng hơn.
Tại sao lại thế?
Lưỡi của con người có 4 vùng vị giác đảm nhiệm phân biệt các vị cơ bản bao gồm vị đắng, ngọt, chua, mặn.
Các nghiên cứu cho rằng, muối có tác dụng khuếch đại các hương vị khác.
Tuy nhiên, vị đắng trên lưỡi hoạt động theo một cách khác.
Thay vì nó phản ứng bình thường trên lưỡi, thì các chồi vị giác sẽ giải phóng một ion canxi và truyền tín hiệu "đắng" đến não.
Chính vì thế, khi ta uống cà phê thêm một chút muối, cả vị đắng và mặn cùng được kích hoạt đồng thời dẫn đến vị mặn sẽ ngăn chặn não bộ phát hiện vị đắng, đồng thời kích thích những vị giác khác như vị ngọt đè lên.
Các nhà khoa học lưu ý rằng, ở nồng độ cao hơn, muối sẽ kích hoạt các thụ thể đắng và axit TASR2.
Sự kết hợp hương vị này đặc biệt khó chịu vì thế chúng ta chỉ cần thêm một chút muối để giảm vị đắng, chứ không quá lạm dụng nó.
Trong một ly cà phê, vị đắng của nó bị ảnh hưởng trực tiếp bởi quá trình rang hạt dẫn đến sự hình thành các hợp chất gọi là lacton axit cloogen.
Rang nhạt khiến cho hạt cà phê có vị chua hơn trong khi rang đậm khiến vị đắng hơn trong miệng.
Điều này là do sự chuyển hóa của axit chlorogen tạo thành phenylinants. Những hợp chất này tạo vị đắng cho cà phê. Chính vì thế, ở nhiều quốc gia trên thế giới khi những người thợ rang đậm, nhiều khả năng họ sẽ thêm muối vào cà phê.
Điển hình như ở Việt Nam, cà phê mặn thường được kết hợp với sữa đặc để tạo ra một thức uống có vị hơi caramel.
Hay một truyền thống nổi tiếng ở đất nước Thụy Điển chính là thức uống "kokkaffe" - uống cà phê ăn kèm với thịt tuần lộc khô, hun khói.
Cuối cùng, việc thêm chút muối vào ly cà phê đặc biệt hữu ích khi bạn chiết xuất cà phê quá mức dẫn đến đắng ngắt.