Người Nhật cũng có thói quen ăn cơm trắng nhưng tỉ lệ béo phì và mắc bệnh tiểu đường rất thấp, vậy sự khác biệt trong cách ăn của họ là gì?
Cơm trắng là một trong những món ăn không thể thiếu trong mâm cơm mỗi gia đình. Tuy nhiên, ăn quá nhiều cơm trắng sẽ làm quá tải lượng đường trong máu, dẫn tới béo phì và tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, bệnh tiểu đường liên quan đến việc ăn quá nhiều cơm trắng. Cơm trắng có chỉ số đường huyết GI tương đối cao, tiêu thụ quá nhiều trong thời gian dài sẽ tác động nhất định đến lượng đường trong máu.
Cơm trắng là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm mỗi gia đình. (Nguồn: Sohu).
Người Nhật cũng yêu thích cơm trắng nhưng ít mắc bệnh tiểu đường đến từ 3 lý do sau đây.
Đa phần người Việt Nam và một số quốc gia châu Á khác thích ăn cơm khi còn nóng, nhưng người Nhật chủ yếu ăn cơm ở dạng nguội như sushi, cơm nắm. Người Nhật thích nấu cơm rồi cho vào tủ lạnh để cơm trở nên nguội trước khi lấy ra ăn.
Khi cơm bảo quản lạnh, các phân tử tinh bột tập hợp lại tạo ra nhiều tinh bột kháng. Hàm lượng tinh bột kháng sẽ làm quá trình tiêu hóa và hấp thụ chậm, nên lượng đường trong máu tăng chậm hơn.
Người Nhật có hình thức bữa ăn tương đối đồng đều, thời gian ăn cố định và lượng ăn vừa phải, món ăn chính cũng đa phần giống nhau. Mặc dù nhìn mâm cơm rất nhiều bát đĩa, nhưng kích thước của chúng tương đối nhỏ. Trong mâm cơm, họ bày biện một lượng thức ăn nhỏ, đảm bảo cơm và thức ăn được cân bằng, trọng tâm là cân bằng dinh dưỡng.
Có thể nói đây là thói quen ăn uống rất tốt, thông qua chế độ ăn uống có định lượng, lượng đường nạp vào cơ thể thống nhất hàng ngày giúp đạt được tiêu chuẩn sức khỏe đồng đều. Phương thức ăn kiểu định lượng như này cũng rất phù hợp với người mắc bệnh tiểu đường.
Khi nấu cơm, các gia đình Nhật Bản xu hướng thích cho thêm một số sản phẩm từ đậu, hạt ngũ cốc vào nấu cùng.
Việc cho thêm các loại đậu khác vào sẽ làm hạn chế lượng đường huyết tăng cao. Nguyên nhân, những loại hạt này giàu chất xơ, tác dụng hạ đường huyết huyết hiệu quả.