Tại sao sư tử và hổ không ăn thịt gấu trúc?

  •   2,33
  • 6.252

Như chúng ta đã biết, gấu trúc chỉ được tìm thấy ở Trung Quốc và phân bố ở các vùng Tứ Xuyên, Thiểm Tây và Cam Túc, tính đến năm 2013, chỉ có hơn 1.800 con gấu trúc khổng lồ trong tự nhiên.

Trung Quốc không hề có sư tử bên ngoài tự nhiên, theo những ghi chép trước đây, sư tử được du nhập vào Trung Quốc dưới hình thức cống nạp từ Tây Vực (có thể là Ấn Độ), nên khi đọc sách hay xem những phim dã sử của Trung Hoa, chúng ta thường thấy rằng sư tử được mang đến Trung Quốc luôn có tên là "sư tử Tây Vực".

Về hổ, hổ Siberia, hổ Hoa Nam, hổ Bengal và hổ Đông Dương đã xuất hiện ở Trung Quốc. Hổ Siberia sống ở vùng lạnh giá phía Bắc, hổ Bengal sống ở khu vực Tây Tạng, môi trường sống của hai loài hổ này khiến cho chúng không thể gặp gấu trúc. Có thể gặp hổ Hoa Nam và hổ Đông Dương có sự trùng lặp môi trường sống với gấu trúc, nhưng hầu như không thể bắt gặp chúng ngoài tự nhiên, bởi các chuyên gia tin rằng hổ hoa nam gần như đã tuyệt chủng ngoài tự nhiên và hổ Đông Dương đang trên đà tuyệt chủng. Do đó, khi mà hổ và sư tử không có cơ hội để gặp gấu trúc thì làm sao chúng có cơ hội để ăn thịt gấu trúc.

Hổ - gấu trúc - sư tử.
Hổ - gấu trúc - sư tử.

Tuy nhiên, nếu chúng ta cố gắng tìm hiểu sâu hơn và giả sử rằng hổ Hoa Nam không bị tuyệt chủng ngoài tự nhiên, tại sao chúng vẫn không ăn thịt gấu trúc khổng lồ?

Để trả lời câu hỏi này, đầu tiên chúng ta phải tìm hiểu về loài gấu trúc.

Hầu hết mọi người đều tỏ ra bối rối trước vẻ ngoài của gấu trúc. Những chú gấu trúc có thân hình tròn trịa, nhiều thịt và rất dễ thương, và chính vì vẻ ngoài này mà nhiều người nghĩ rằng gấu trúc là một loài động vật yếu ớt, hiền lành và dễ dàng bị các loài động vật ăn thịt "chèn ép" bên ngoài tự nhiên.

Hầu hết mọi người đều tỏ ra bối rối trước vẻ ngoài của gấu trúc.
Hầu hết mọi người đều tỏ ra bối rối trước vẻ ngoài của gấu trúc.

Vào thời cổ đại, gấu trúc là một loại thú hiếm và kỳ lạ, chúng được cho rằng là một loài "quái thú", được dân gian biệt danh là quái thú ăn sắt, báo và bọ cạp. Trong "Sử ký Tư Mã Thiên: Ngũ đế bản kỷ" cũng ghi chép rằng gấu trúc đã từng được sử dụng trong chiến đấu, điều này cho thấy rằng nó không phải là loài động vật hiền lành như vẻ bên ngoài, cũng không phải là một loài động vật yếu ớt dễ bị tổn thương như nhiều người vẫn nghĩ.

Gấu trúc được Trung Quốc coi trọng và chỉ định là bảo vật quốc gia, hoàn toàn là do một người nước ngoài - cha David (Armand David). Khi Trung Quốc chưa bắt đầu quan tâm và bảo vệ gấu trúc, cha David người Pháp đã rất mê loài vật này nên đã săn lùng khắp nơi, cố gắng đưa loài động vật này ra khỏi biên giới của Trung Quốc. Từ đó hình thành nên tình yêu đối với loài gấu trúc đối với những người nước ngoài, và để có gấu trúc, các nước đều cử người sang Trung Quốc tìm kiếm. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến số lượng gấu trúc khổng lồ giảm mạnh, vào thời điểm đó, ít nhất 200 con gấu trúc còn sống đã được gửi ra nước ngoài, và số lượng những con bị chết trong quá trình vận chuyển thì không để đo đếm được.

Gấu trúc được Trung Quốc coi trọng và chỉ định là bảo vật quốc gia
Gấu trúc được Trung Quốc coi trọng và chỉ định là bảo vật quốc gia.

Mãi đến những năm 1940, Trung Quốc mới nhận ra mức độ nghiêm trọng của vấn đề, đồng thời cấm người nước ngoài tùy ý bắt gấu trúc và bắt đầu tích cực bảo tồn chúng.

Gấu trúc cũng là gấu, tại sao chúng lại ăn chay?

Tổ tiên của gấu trúc là gấu trúc Shi, và theo các hóa thạch răng của nó, người ta suy ra rằng gấu trúc Shi là một loài động vật ăn tạp.

Thực tế, gấu trúc hiện đại cũng là loài ăn tạp, lực lượng kiểm lâm tại Trung Quốc đã tìm thấy nhiều lông và dấu tích của động vật trong phân của gấu trúc khổng lồ, một số người đã chụp được ảnh gấu trúc khổng lồ ăn xác động vật. Và có một thực tế, loài chuột tre trong rừng tre là món ăn vặt khoái khẩu của nó. Chỉ là tình huống này tương đối hiếm, phần lớn thời gian gấu trúc vẫn ăn tre. Tre có ở khắp mọi nơi, và nó không trùng lặp với thức ăn của những con thú khác nên không mất công tìm kiếm nhiều mà vẫn có thể no bụng.

Thực tế, gấu trúc hiện đại cũng là loài ăn tạp.
Thực tế, gấu trúc hiện đại cũng là loài ăn tạp.

Gấu trúc, hổ và sư tử, ai mạnh hơn?

Thực chất đây là sự so sánh giữ cả 3 loài gấu, hổ, sư tử. Nhưng rất khỏ để so sánh sức mạnh giữ sư tử và gấu bên ngoài môi trường tự nhiên, vì môi trường sinh sống của chúng có vị trí địa lý quá xa nhau, và chúng hoàn toàn không có cơ hội gặp mặt để đối đầu.

Còn so sánh sức mạnh giữ loài gấu và hổ thì cũng đã có nhiều bài viết, nên tại đây chúng ta sẽ không nhắc tới nữa. Nhưng tóm gọn lại, loài gấu có những ưu điểm sau: lực cắn đáng kinh ngạc, móng vuốt sắc bén và mạnh mẽ, và bộ lông dày. Trong các trường hợp thực tế, mặc dù gấu cũng giết hổ, nhưng trong hầu hết các trường hợp, con hổ chiến thắng.

Hiệu quả chiến đấu của gấu trúc thực sự ở mức trung bình khá. Chúng thuộc loài thú cỡ trung bình, trong khi đó, hổ và sư tử to và nặng hơn gấu trúc rất nhiều, kỹ năng chiến đấu của chúng cũng mạnh hơn rất nhiều, gấu trúc không có lợi thế hơn chúng ngoại trừ khả năng trèo cây.

Hổ và gấu trúc rất khó có thể gặp nhau trong môi trường tự nhiên.
Hổ và gấu trúc rất khó có thể gặp nhau trong môi trường tự nhiên.

Nói chung, hổ và sư tử không ăn thịt gấu trúc vì ba lý do:

Gấu trúc là loài gấu, và chúng không hề yếu, tuy hổ có thể giết gấu trúc nhưng chúng đòi hỏi rất nhiều thể lực và thời gian, bởi vậy việc săn các loài động vật móng guốc sẽ tối ưu hơn. Do đó, gấu trúc không phải là con mỗi ưu tiên của hổ.

Lý do thứ hai đến từ con người, với sự phát triển và mở rộng môi trường sống của nhân loại, các khu vực sống của các loài động vật hoang dã không chồng lên nhau như trước kia nên chúng rất hiếm khi hoặc có thể nói là không gặp gặp nhau bên ngoài môi trường tự nhiên, do đó chúng sẽ không thể ăn thịt được nhau.

Và cuối cùng, hổ có thức ăn yêu thích của riêng chúng, và sẽ không ăn thịt những loài động vật khác trừ khi đó là bất khả kháng.

Cập nhật: 26/02/2022 Theo Trí Thức Trẻ
  • 2,33
  • 6.252