Thói quen ngủ lạ thường của các loài động vật

  •  
  • 5.925

Nhiều loài động vật tập tính ngủ độc đáo như ngủ đứng, ngủ trong khi bơi hoặc không ngủ suốt vòng đời.

Cá heo vẫn bơi trong khi ngủ, còn gấu túi koala ngủ liên tục vào ban ngày và chợp mắt vào ban đêm.
Cá heo vẫn bơi trong khi ngủ, còn gấu túi koala ngủ liên tục vào ban ngày và chợp mắt vào ban đêm.

  • Cá nhà táng có kích thước khổng lồ, cơ thể dài tới 20,5 mét. Đặc biệt, loài vật khổng lồ này gần như không ngủ, hoặc giấc ngủ rất ngắn. Cá nhà táng ngủ đứng và không hề thở hay di chuyển trong khi ngủ.
  • Hải âu thường không ngủ dài, dành phần lớn thời gian để săn mồi. Chúng chỉ có giấc ngủ ngắn và thậm chí ngủ trong khi đang bay.
  • Hải mã là một trong những loài động vật lười biếng hay ham ngủ. Mỗi ngày loài vật này có thể ngủ tới 19 giờ. Hải mã có thể ngủ ở bất kỳ đâu và ngủ khi đang bơi, chỉ cần ngoi lên thở để lấy oxy.
  • Rái cá biển hiếm khi ngủ một mình. Chúng ngủ theo đàn, thường nắm tay hay chồng lên nhau rồi ngủ. Thói quen ngủ này sẽ giúp đàn của chúng không bị trôi dạt theo dòng nước.
  • Chồn đất được mệnh danh là sinh vật giành chức vô địch âu yếm trong thế giới động vật. Mỗi đàn chồn đất đều có khoảng 30 tới 40 con, gồm cả đực lẫn cái. Khi ngủ, cả đàn cũng sẽ ngủ chồng lên nhau, để giữ ấm cho cơ thể bằng nhiệt độ tỏa ra từ con khác, đồng thời bảo vệ con đầu đàn, luôn nằm trong cùng.
  • Tuần lộc - vừa ăn vừa ngủ. Để vượt qua mùa đông dài và lạnh giá ở Bắc Cực, tuần lộc có cơ chế ngủ độc đáo mà ít loài có được: Chúng có thể vừa ngủ và vừa nạp năng lượng qua việc ăn. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng khi mùa đông đến, tuần lộc dành khoảng 5 giờ cho giấc ngủ thông thường, khoảng 1 giờ cho giấc ngủ REM (hay giấc ngủ mắt chuyển động nhanh), và 3 giờ vừa ngủ vừa nhai lại thức ăn. Khả năng đa nhiệm này cho phép tuần lộc vừa chiết xuất dinh dưỡng từ thức ăn, đồng thời tiết kiệm năng lượng để sống sót qua mùa đông lạnh giá.
  • Ngủ mở mắt: Một số loài không có mí mắt để nhắm, do vậy chúng phải mở mắt khi đang ngủ. Điển hình là rắn. Để bảo vệ mắt và ngăn chúng không bị khô, mắt rắn được bao phủ bởi các màng trong suốt. Một số loài như thỏ hay đà điểu lại có thói quen mở mắt khi ngủ. Đây là cơ chế phòng vệ tự nhiên, khiến các loài săn mồi khó nhận biết rằng chúng đã ngủ hay chưa.

Những điều kỳ lạ về giấc ngủ động vật

Những thói quen ngủ dị thường ở động vật

Vì sao loài động vật có "mũi thở" như cá voi lại ngủ được dưới nước?

Cập nhật: 04/01/2025 Tổng Hợp
  • 5.925