Tại sao tất cả các thước cuộn đều có 1 cái lỗ tròn?

  •   47
  • 9.145

Trên thước thép (thước cuộn) hóa ra có rất nhiều đặc điểm được thiết kế giúp cho việc đo lường trở nên dễ dàng hơn.

Chắc các bạn cũng chẳng lạ gì thước cuộn - hay thước thép như nhiều người vẫn thường gọi đúng không? Đó là loại thước được chế tạo bằng thép hoặc hợp kim, có khả năng kéo dài nhờ lò xo bên trong và chủ yếu được dùng trong xây dựng.

Thước cuộn

Tuy nhiên, sử dụng thước cuộn không đơn thuần chỉ là kéo ra và đo, vì nếu thế chúng ta dùng luôn thước dây bình thường cũng được. Trên một cái thước cuộn có khá nhiều đặc điểm được thiết kế để giúp việc đo lường trở nên dễ dàng hơn mà chúng ta không hề hay biết.

Đầu tiên là cái lỗ bí ẩn trên đầu thước. Mỗi cái thước cuộn đều có một nếp gấp phía đầu thước, được sử dụng để móc vào các cạnh bàn. Nhưng cái lỗ bí ẩn đó, bạn nghĩ nó để làm gì?

Cái lỗ này dùng để làm gì?
Cái lỗ này dùng để làm gì?

Và câu trả lời là đây.

Chiếc lỗ này được sử dụng để móc vào mũ đinh, phòng trường hợp bạn phải đo một đoạn khá dài mà không có ai giúp giữ đầu dây còn lại.

Tiếp theo, hãy để ý rằng đầu thước dây được thiết kế với các rãnh răng cưa nhỏ. Tại sao không làm bằng phẳng cho đẹp? Đó là vì khi đo xong, bạn sẽ cần một thứ gì đó để đánh dấu như bút chì. Và nếu không có bút chì, chỗ răng cưa đó sẽ là vật đánh dấu vô cùng hữu hiệu và nhanh chóng.

Cái lỗ này dùng để làm gì?

Chưa hết đâu. Hãy tiếp tục nhìn vào phần đầu thước, bạn sẽ thấy phần thép đính vào đầu thước có phần khá lỏng lẻo. Chẳng lẽ đó là lỗi thiết kế? Không đâu, có mục đích cả đấy.

Trên thực tế, inch đầu tiên và inch thứ hai trên thước thép không bằng nhau, mà cách nhau 1/16 inch. Và bạn biết không, cái khoảng "lỏng lẻo" đó cũng bằng 1/16 inch. Đó chính là lý do chúng ta có thể đo một cách chính xác với rất ít sai số.

Cuối cùng, hãy nhìn vào mặt sau phần vỏ thước, bạn sẽ thấy những con số "khó hiểu" như sau.

Con số bên ngoài vỏ thước

Những con số này chính là chiều dài phần vỏ thước. Thông thường phía bên trái là đơn vị tính theo inch, còn số bên phải là tính theo mm. Việc biết được con số này sẽ giúp bạn đo được các vật thể theo chiều thẳng đứng mà không phải khổ sở như hình dưới.

Đo bằng thước cuộnBao nhiêu đây nhỉ?

Thay vào đó, bạn có thể tự tin mà đo như thế này!

Thước đo

Cập nhật: 13/02/2016 Theo Trí Thức Trẻ
  • 47
  • 9.145