Tại sao “thành phố nổi” Venice gần 2.000 năm vẫn đứng vững dù xây bằng nền gỗ?

  •  
  • 778

Được mệnh danh là "Thành phố lãng mạn nhất thế giới", thành phố Venice trở thành điểm đến du lịch nổi tiếng bậc nhất nước Ý. Với vẻ đẹp cổ kính, lối kiến trúc độc đáo, dãy phố cổ ngoằn ngoèo, kiểu nhà ống nhiều cửa sổ đã chứng kiến biết bao câu chuyện tình lãng mạn của các cặp tình nhân. Đây cũng là quê hương của nhiều nhạc sĩ nổi tiếng như Antonio Vivaldi, Giovanni Picchi... Ngày nay, Venice được biết đến là một trung tâm thời trang và mua sắm lớn của Italy.

Đặc biệt, được gọi là "thành phố nổi" bởi Venice có vô số kênh đào và 444 cây cầu nối liền 118 hòn đảo nhỏ. Những ngôi nhà ở nơi đây không xây trực tiếp trên đảo mà nằm trên sàn gỗ có cọc cắm sâu vào nền đất.

Sử dụng gỗ như một vật liệu làm móng có vẻ kỳ lạ, bởi gỗ kém bền hơn nhiều so với đá hoặc kim loại. Trải qua hơn ngàn năm, sự trường tồn của lớp móng gỗ ở Venice vẫn chắc chắn quả là đáng kinh ngạc. Vậy bí quyết của họ là gì?

Theo một nghiên cứu trên tạp chí Science Advances, các kỹ thuật mà công nhân sử dụng nằm ở chỗ các cây cọc bị ngập dưới nước.

Vốn dĩ gỗ thường mục nát do các vi sinh vật như nấm và vi khuẩn gây ra. Nhưng cọc gỗ đỡ nền móng của Venice nằm ngập dưới nước nên không tiếp xúc với oxy, một yếu tố rất cần thiết để vi sinh vật tồn tại. Ngoài ra, nước mặn thường xuyên chảy qua khiến gỗ hóa thạch sau khoảng thời gian dài, biến thành một kết cấu cứng như đá.

Thế mới thấy rằng, sự sáng tạo của con người là vô tận. Bí quyết cho sự trường tồn của lớp móng gỗ ở Venice nằm ở chỗ các cây cọc bị ngập dưới nước. Người xưa đã thông minh vô tận khi ứng dụng một loại “công nghệ” nào đó để xử lý khắc phục nhược điểm của gỗ và khiến nó đứng vững bao năm qua.

Nhờ nước bao quanh, Venice có ưu thế đặc biệt so với các thành phố láng giềng.
Nhờ nước bao quanh, Venice có ưu thế đặc biệt so với các thành phố láng giềng.

Sự hình thành thành phố nổi đầy thơ mộng và lãng mạn cũng có chiều sâu lịch sử của nó. Sau khi đế quốc Tây La Mã sụp đổ, người phương bắc tràn vào các lãnh thổ trước đây thuộc về Rome.

Để tránh bị tấn công và xảy ra cuộc chiến đẫm máu người Venice liền trốn đến những vùng đầm lầy lân cận, họ tìm thấy nơi lánh nạn trên các hòn đảo cát Torcello, Iesolo và Malamocco.

Lúc đầu, việc định cư chỉ mang tính tạm thời nhưng người Venice dần sinh sống cố định trên các hòn đảo. Nhằm tạo nền móng vững chắc cho những ngôi nhà, người Venice đóng những chiếc cọc gỗ xuống nền cát. 

Tiếp đó, sàn gỗ được dựng lên bên trên những cọc gỗ. Cuối cùng, họ xây nhà trên các tấm sàn gỗ này. Nhờ nước bao quanh, Venice có ưu thế đặc biệt so với các thành phố láng giềng. Venice an toàn trước những đợt xâm lược của quân thù và trở thành thành phố hùng mạnh ở vùng biển Địa Trung Hải.

Thành phố Venice bắt đầu suy tàn vào thế kỷ XV, sau đó nằm dưới quyền cai trị của Napoleon vào năm 1797.

Người dân ở đây có kế hoạch xây thành phố sau khi đắp một con đập bao quanh biển nước. Người ta xây dựng thành phố trên bãi lầy mà xung quanh là biển nước mênh mông. Xây xong, phá đập, nước tràn vào, thành phố như một pháo đài đứng giữa biển nước mênh mông kia.

Ở đây không có lũ lụt, nên mực nước luôn ở mức mấp mé bậc của các tòa nhà, ở các bậc đá lên xuống bến thuyền. Người dân thành phố đi mua hàng, đi công việc, đi thăm nhau... đều xuống thuyền, nổ máy hoặc cầm chèo khua nước.

Thi thoảng, có một vài chiếc cầu sắt bắc từ khu nhà này qua nhà khác. Những bậc thềm, bậc tam cấp của các khu nhà cao tầng đều bị các lớp rêu hoặc những lớp hàu bám vào và đang ngả màu thời gian. Gần như cửa nhà nào cũng có một con thuyền buộc sẵn, lắc lư trên bến nước.

"Thành phố nổi" có thể biến mất vì nguy cơ cạn nước?

Nhiều năm trở lại đây, thành phố Venice đang phải đối mặt với những đợt thủy triều thấp bất thường khiến những đặc trưng của nơi này như thuyền gondola, taxi nước và xe cứu thương dưới nước không thể di chuyển trên một số con kênh nổi tiếng của thành phố.

Sở dĩ xuất hiện tình trạng này ở Venice là do sự kết hợp của nhiều yếu tố như thiếu mưa, hệ thống áp suất cao, trăng tròn và các dòng hải lưu.

Tổ chức môi trường Legambiente đã lưu ý rằng, ở phía Bắc của đất nước, các con sông và hồ đang bị mất nước nghiêm trọng. Đặc biệt lưu vực nước ở Po, con sông dài nhất của Ý chảy từ dãy núi Alps phía tây bắc đến Adriatic, có lượng nước ít hơn 61% so với bình thường vào thời điểm này trong năm.

Những năm trở lại đây, thành phố Venice đang phải đối mặt với những đợt thủy triều thấp.
Những năm trở lại đây, thành phố Venice đang phải đối mặt với những đợt thủy triều thấp.

Lưu vực Po, nơi sản xuất khoảng 1/3 sản lượng nông nghiệp của quốc gia gặp phải đợt hạn hán tồi tệ nhất trong vòng 70 năm qua, chính quyền Ý đã ban bố tình trạng khẩn cấp cho khu vực này vào tháng 7 năm ngoái.

Chuyên gia khí hậu Massimiliano Pasqui từ Viện nghiên cứu khoa học Ý CNR phát biểu trên nhật báo Corriere della Sera trích dẫn: "Chúng ta đang ở trong tình trạng thiếu nước gia tăng kể từ mùa đông năm 2020-2021".

"Chúng tôi cần phục hồi 500mm ở các khu vực Tây Bắc. Chúng tôi cần 50 ngày mưa", ông nói.

Một lối đi lộ thiên có thể được sử dụng để đi đến hòn đảo nhỏ San Biagio trên Hồ Garda ở miền bắc Italia, nơi mực nước đã giảm xuống mức thấp kỷ lục.

Cập nhật: 25/05/2023 PNVN
  • 778