Tại sao xung quanh Mặt trời và Mặt trăng xuất hiện vầng hào quang?

  •   2,910
  • 39.334

Đôi khi chúng ta sẽ phát hiện trên bầu trời giăng đầy những đám mây xám bạc, khi ánh sáng Mặt trời hay Mặt trăng chiếu lên mây, xung quanh sẽ được viền một vầng hào quang mờ mờ màu bạc.

Quầng mặt trời là gì

Thực tế, vầng sáng lớn bao quanh Mặt trời không phải là cầu vồng tròn. Nó đơn thuần là kết quả của một hiện tượng quang học phổ biến trong tự nhiên: khúc xạ ánh sáng.

Cụ thể, vầng sáng này được gọi là "quầng Mặt trời". Ban ngày, ánh sáng Mặt trời chiếu qua mây ti tầng (Cirrostratus) ở độ cao 6 - 8km. Do mây này có cấu trúc tinh thể nên ánh sáng bị khúc xạ khiến quầng xuất hiện với đủ sắc màu y hệt cầu vồng ta hay thấy.

Quầng mặt trời
Quầng mặt trời.

Vầng hào quang xung quanh Mặt trời không những chỉ có màu bạc, mà đôi khi còn xuất hiện lên nhiều màu sắc óng ánh như bảy sắc cầu vồng; còn vầng hào quang của Mặt trăng đa phần có màu bạc, vầng sáng này trong ngành khí tượng học được gọi là quầng (quầng Trăng, quầng Mặt trời).

Việc tạo nên quầng là do tác dụng của tầng khí quyển. Những lúc này, những vùng gần Mặt trời hay Mặt trăng thường xuất hiện tình trạng không khí nóng và không khí lạnh giao hỗn lẫn nhau. Không khí nóng mang đầy hơi nước vượt lên trên không khí lạnh và bay lên bầu trời. Khi hơi nước trên bầu trời gặp nhiệt độ thấp ngưng tụ lại thành những hạt băng có hình lăng trụ lục giác, ánh sáng Mặt trời hay Mặt trăng sẽ chiếu vào những hạt băng này và sinh ra hiện tượng khúc xạ, như vậy chúng ta sẽ nhìn thấy vầng hào quang xung quanh Mặt trời hay Mặt trăng. Khi xung quanh Mặt trời hay Mặt trăng xuất hiện vầng hào quang, tức dự báo sắp đến sẽ là những ngày có mưa hoặc nhiều gió.

Quầng mặt trăngQuầng Mặt trăng. (Ảnh: sermonaudio).

Cập nhật: 13/05/2017 H.T (theo Khám phá những điều kỳ thú)
  • 2,910
  • 39.334