Các nhà nghiên cứu tại Viện Y học tái tạo tại Wake Forest University Baptist Medical Center đã báo cáo một tiến bộ mới trong kỹ thuật tạo mô. Đây là nhóm nghiên cứu đầu tiên trên thế giới sử dụng tế bào của chính bệnh nhân để tái tạo ống tiết niệu và thay thế thành công các mô bị hư hỏng.
Hệ thống tiết niệu (Ảnh: iStockphoto/Sebastian Kaulitzki)
Trong một bài báo của The Lancet, nhóm nghiên cứu đã báo cáo thay thế các phân đoạn hỏng của ống tiểu (urethras) trong năm bệnh nhân nam. Các xét nghiệm đo lưu lượng nước tiểu và đường kính ống khẳng định mô tái tạo sẽ hoạt động bình thường trong sáu năm tiếp theo.
Ống tiết niệu khuyết tật có thể là kết quả của thương tật, bệnh tật hoặc bẩm sinh. Trong khi các khuyết tật ống ngắn thường được sửa chữa dễ dàng, các khuyết tật lớn hơn được ghép mô, thường được lấy từ da hoặc niêm mạc má. "Những mảnh ghép, có thể có tỷ lệ thất bại hơn 50%, thường bị thu hẹp, dẫn đến nhiễm trùng, khó tiểu, đau và chảy máu," ông Atlántida-Raya Rivera, tác giả chính và là giám đốc của Phòng thí nghiệm Kỹ thuật mô HIMFG tại Đại học tự trị Metropolitan tại Mexico City.
Do đó "Những nghiên cứu này cho thấy ống tiết niệu tái tạo có thể được sử dụng thành công ở bệnh nhân và có thể thay thế cho việc điều trị hiện thời có tỷ lệ thất bại cao. Đây là một ví dụ về chiến lược ứng dụng công nghệ mô cho nhiều loại mô và cơ quan khác” theo ông Anthony Atala, giám đốc của Viện Y học tái tạo cho biết.