Sự hiểu biết mới đã mở rộng đáng kể định nghĩa về một thế giới có thể sinh sống được - các nhà khoa học kết luận về Mimas, mặt trăng tưởng chừng chết chóc của sao Thổ.
Mặt trăng Mimas - (Ảnh: Cassini/NASA).
Mimas là mặt trăng nhỏ nhất và nằm trong cùng trong số 8 mặt trăng chính của sao Thổ, có thể chứa một đại dương toàn cầu ấm áp và có sự sống bên dưới lớp vỏ băng dày, theo phân tích dữ liệu mới nhất từ Sứ mệnh Cassini của NASA.
Tiến sĩ Alysssa Rhoden từ Viện Nghiên cứu Tây Nam (Mỹ), thành viên nhóm nghiên cứu về Mimas, cho biết: "Bởi vì bề mặt Mimas bị đóng vảy rất nhiều, chúng tôi nghĩ rằng nó chỉ là một khối đóng băng. Các thế giới có đại dương nước bên trong như Enceladus hay Europa cũng vậy, có xu hướng bị đứt gãy trên bề mặt và cho thấy các dấu hiệu hoạt động địa chất".
Theo Sci-News, sử dụng các mô hình là nóng thủy triều, tiến sĩ Rhoden và Tiến sĩ Matthew Walker từ Viện Khoa học Hành tinh (Mỹ) đã phát triển các mô hình số để đưa đến lời giải thích hợp lý cho một lớp vỏ băng ở trạng thái ổn định, dày 24-31 km, bao bọc một đại dương lỏng.
Luồng nhiệt từ bề mặt phản ánh rất rõ ràng độ dày của vỏ băng, nên giả thuyết này có thể dễ dàng được tàu Cassini của NASA xác minh.
Bài công bố trên Icarus cho rằng phát hiện mới về mặt trăng cỡ trung này có thể giúp mở rộng hướng tìm kiếm về các mặt trăng đại dương khác, ví dụ các mặt trăng của sao Thiên Vương.