Cây "bất tử" 8.000 năm tuổi đang chết dần chết mòn

Thực thể lớn nhất thế giới đang dần sụp đổ
  •  
  • 3.911

Được cho là thực thể sống lớn nhất thế giới tới thời điểm hiện tại, rừng cây dương lá rung (Pando Aspen) tại Utah, Mỹ, đang đứng trước nguy cơ sụp đổ nếu không có biện pháp hỗ trợ.

Rừng cây dương lá rung lớn nhất thế giới hiện tại nằm trong rừng quốc gia Fishlake, bang Utah, Mỹ. Đây là một thực thể khổng lồ gồm khoảng 46.000 gốc cây giống hệt nhau về gene và có trọng khoảng 6.000 tấn.

Rừng cây dương lá rung, thực thể lớn nhất trên Trái Đất, hiện đang đứng trước nguy cơ sụp đổ.
Rừng cây dương lá rung, thực thể lớn nhất trên Trái Đất, hiện đang đứng trước nguy cơ sụp đổ.

Điểm đặc biệt của thực thể có tuổi thọ khoảng 14.000 năm này đó là các cây con đều phát triển từ một cây mẹ, tạo thành một quần thể với độ rộng khoảng 43 ha.

Nếu nhìn bề mặt những cây trên mặt đất, chúng giống như các cây sống riêng lẻ. Tuy nhiên, bên dưới đất, tất cả các cây đều liên kết với nhau, mọc ra từ rễ cây mẹ.

Ước tính, mỗi cây dương lá rung riêng lẻ sống được khoảng 130 năm và rễ lại tiếp tục tái tạo cây dương lá rung đã chết. Cây dương lá rung được tái sinh từ một loại rễ chồi ra ngoài từ các thân cây. Vào mùa thu, lá cây chuyển sang màu vàng gạch rất ấn tượng.

Tuy nhiên, vừa qua theo nghiên cứu của Paul Rogers đến từ Đại học Utah công bố trên tạp chí PLOS One, cây dương lá rung lớn nhất thế giới này có nguy cơ sụp đổ bởi những tác động của con người và động vật ăn cỏ xâm lấn như hươu, nai.

Quần thể cây dương lá rung khổng lồ vốn được cho là thực thể sống lớn nhất thế giới, dường như đang sụp đổ do bị gặm quá nhiều. Mang tên Pando, tổ chức sống đồ sộ này chủ yếu bị ăn bởi hươu la và gia súc. Nghiên cứu mới công bố hôm 8/9 trên tạp chí Conservation Science and Practice chỉ ra nỗ lực bảo vệ của con người có thể khiến vấn đề thêm trầm trọng.

Các nhà khoa học đã đưa ra một số giải pháp để bảo vệ cây dương lá rung này như dùng thợ săn để giảm bớt số lượng động vật ăn cỏ, dùng thiên địch nhưng dường như không được cộng đồng chấp thuận vì sẽ xảy ra nhiều vấn đề về cân bằng hệ động vật bản địa.

Hiện tại, các nhà khoa học đang tìm một phương án khác đó là… lập hàng rào. Dù vậy, nghiên cứu mới của nhóm chuyên gia ở Đại học Utah đánh giá mức độ thành công của biện pháp này và phát hiện hàng rào có thể mang đến tác động tiêu cực.

Cây dương lá rung ở bang Utah.
Cây dương lá rung ở bang Utah. (Ảnh: Wikipedia).

Theo kết quả nghiên cứu của nhà khoa học Paul Rogers và cộng sự, chỉ có 16% Pando được dựng hàng rào hoàn chỉnh. Trong khu vực bảo vệ đó, chồi cây dương lá rung non có thể trưởng thành và thay thế cây đang chết dần. Nhưng khoảng 50% thực thể không có rào chắn, có nghĩa cây phát triển kém ở khu vực này. Trong phạm vi không được bảo vệ, gốc dương lá rung già cỗi chết đi, tạo ra khoảng trống ở tán lá, tạo điều kiện cho ánh sáng Mặt Trời chiếu tới nền rừng. Kết quả là thành phần của cộng đồng thực vật bị biến đổi, dẫn tới định hình lại toàn bộ hệ sinh thái.

Khoảng 1/3 Pando không có rào chắn đầy đủ trước năm 2019, năm hàng rào được gia cố lại. Hiện nay, các chồi non đang dần trưởng thành, dù tác động của hoạt động gặm cắn gần đây vẫn rõ nét. Về cơ bản, Pando đang bị phân tán thành 3 khu vực riêng biệt.

"Hàng rào dường như dẫn tới hệ quả không như mong muốn, có thể chia Pando thành những khu vực sinh thái phân hóa thay vì khuyến khích cả khu rừng phát triển. Pando thực sự đang "sụp đổ", nhóm nghiên cứu kết luận. Theo họ, tạm thời ngừng chăn thả gia súc và tiêu diệt quần thể hươu hoang dã có thể là điều cần thiết để cứu Pando.

Cập nhật: 21/07/2024 Theo Dân Trí/VNE
  • 3.911