Thực vật tiêu thụ CO2 nhiều hơn chúng ta tưởng

  •  
  • 1.622

(khoahoc.tv) - Một nghiên cứu mới cho biết, các mô hình khí hậu toàn cầu đã đánh giá thấp về tổng lượng CO2 được hấp thụ bởi các thực vật.

>>> Theo dõi biến đổi khí hậu bằng phương pháp mới

Các nhà khoa học cho biết từ năm 1901 đến năm 2010, các thực vật đã hấp thụ nhiều hơn 16% lượng khí CO2 so với suy nghĩ trước đây của các nhà khoa học.

Điều này giúp lý giải tại sao các mô hình luôn đánh giá quá cao tốc độ tăng trưởng của carbon trong khí quyển.

Tuy nhiên các chuyên gia tin rằng, các tính toán mới này là khó có thể tạo ra sự khác biệt với những dự đoán về hiện tượng ấm lên toàn cầu.

Nghiên cứu này đã được trình bày trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences.

Nghiên cứu xem lượng carbon dioxit tồn lưu trong không khí là bao nhiêu đóng vai trò quan trọng trong các đánh giá các tác động tương lai của tình trạng ấm lên toàn cầu về vấn đề nhiệt độ.

Khoảng một nửa lượng CO2 sinh ra sẽ kết thúc chu trình trong các đại dương hoặc được hấp thụ bởi các sinh vật sống.

Tuy nhiên mô hình hóa các tác động chính xác trên quy mô toàn cầu là một công việc phức tạp và rất khó khăn.

Trong nghiên cứu mới nói trên, một nhóm các nhà khoa học đã xem xét lại cách thức mà cây cối và các thực vật khác hấp thụ carbon.

Mô hình khí hậu và đánh giá về lượng co2 hấp thụ bởi thực vật

Bằng cách phân tích xem cách thức mà khí CO2 lan tỏa một cách chầm chậm trong các lá cây như thế nào, một quá trình được gọi là khuếch tán trong phiến lá (mesophyll diffusion), các tác giả kết luận rằng nhiều khí CO2 đã được hấp thụ hơn so với suy nghĩ trước đây.

Họ kết luận rằng, trong khoảng năm từ 1901 đến năm 2010 tổng lượng carbon tăng lên từ 915 tỷ tấn thành 1.057 tỷ tấn, tức là tăng thêm 16%.

"Có một khoảng cách thời gian giữa nhà khoa học nghiên cứu quá trình cơ bản và nhà mô hình hóa, những người mô hình hóa quá trình trong một mô hình quy mô rộng lớn", một trong những tác giả của nghiên cứu, tiến sĩ Lianhong Gu tại phòng thí nghiệm quốc gia Oak Ridge National Laboratory của Mỹ giải thích.

"Phải mất thời gian để hai nhóm hiểu lẫn nhau".

Các nhà nghiên cứu tin rằng, các mô hình hệ thống trái đất đã ước tính vượt quá tổng lượng carbon trong khí quyển khoảng 17%, và tính toán mới này của họ giúp giải thích cho khoảng cách nói trên.

"Nồng độ CO2 trong khí quyển chỉ bắt đầu tăng tốc nhanh chóng sau năm 1950", tiến sĩ Gu nói. "Vì vậy sự sai lệch tăng 17% sẽ xảy ra trong khi khoảng thời gian kéo dài 50 năm. Nếu chúng ta dự đoán về nồng độ khí CO2 sẽ tăng như thế nào sau hàng trăm năm thì những sai lệch này sẽ lớn đến mức độ nào?".

Các nhà nghiên cứu khác tin là nghiên cứu mới này sẽ hỗ trợ làm rõ các mô hình khí hậu toàn cầu, tuy nhiên điều này không có nghĩa, sự chậm trễ xảy ra trong quá trình nóng lên toàn cầu là hệ quả của việc tăng nồng độ khí CO2.

Tiến sĩ Pep Candell đến từ Dự án Global Carbon Project tại CRISO, Autralia cho biết: "Nghiên cứu này cung cấp những kiến thức mới về chức năng và cấu trúc phức tạp của lá cây có thể gây ra một tác động trên quy mô toàn cầu như thế nào".

Mô hình khí hậu và đánh giá về lượng co2 hấp thụ bởi thực vật

Điều này giúp đưa ra một lời giải thích tiềm năng cho nguyên nhân tại sao các mô hình hệ thống trái đất toàn cầu không thể hoàn toàn mô phỏng lại được sự gia tăng của khí CO2 trong khí quển đã quan sát thấy trong 100 năm qua và cho thấy thực vật có thể hấp thụ nhiều khí carbonic trong tương lai hơn là được mô hình hóa như hiện tại.

"Có nhiều lượng carbon được hấp thụ bởi thực vật hơn sẽ làm chậm biến đổi khí hậu tuy nhiên còn có nhiều quá trình khác nằm ở giữa hoạt động này và khả năng cuối cùng của hệ sinh thái trên cạn nhằm loại bỏ khí carbonic và lưu giữ carbonic đủ lâu để có thể tạo ra sự khác biệt về xu hướng CO2 trong khí quyển".

Nhiều chuyên gia đồng tình rằng ảnh hưởng này là rất thú vị và có thể cần hiệu chỉnh lại các mô hình tính toán dự đoán biến đổi khí hậu, tuy nhiên nó không làm thay đổi nhu cầu cắt giảm khí thải trong dài hạn nhằm hạn chế tác động của khí carbon dioxit.

Nghiên cứu này ngụ ý, sẽ dễ dàng hơn một chút để thực hiện các mục tiêu hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức dưới hai độ - nhưng với một trọng tâm đặt trên từ "hơi hơi". tiến sĩ Chris Huntingford, một nhà mô hình khí hậu tại trung tâm Sinh thái và Thủy văn của Anh (UK's Centre for Ecology and Hydrology) cho biết.

"Nhìn chung, khối lượng phát thải khí CO2 cần cắt giảm trong vài thập kỷ tới để đạt được mục tiêu giữ cho trái đất chỉ tăng lên dưới hai độ sẽ vẫn là rất lớn".

Phạm Thị Bích Thu (Theo BBC)
  • 1.622