Tìm hiểu về nhà máy thủy điện Hòa Bình

  •   4,19
  • 10.499

Nhà máy Thủy điện Hoà Bình được xây dựng tại hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình, trên dòng sông Đà thuộc miền Bắc Việt Nam. Cho đến nay đây là công trình thủy điện lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á. Nhà máy do Liên Xô giúp đỡ xây dựng và vận hành.

Công trình khởi công xây dựng ngày 6/11/1979, khánh thành ngày 20/12/1994. Công suất sản sinh điện năng theo thiết kế là 1.920 MW, gồm 8 tổ máy, mỗi tổ máy có công suất 240.000 KW. Sản lượng điện hàng năm là 8,16 tỷ KWh.

Sau 15 năm xây dựng công trình, trong đó có 9 năm vừa quản lý vận hành vừa giám sát thi công các tổ máy, nhà máy thuỷ điện Hoà Bình đã được khánh thành.

Nhà máy thủy điện Hòa Bình
Nhà máy thủy điện Hòa Bình.

Nhiệm vụ của nhà máy thủy điện Hòa Bình

Nhà máy Thủy điện Hòa Bình có 4 nhiệm vụ chính là:

Chống lũ

Sông Đà là một trong ba phụ lưu chính của hệ thống sông Hồng chiếm 55%lượng nước. Công trình thủy điện Hòa Bình góp phần quan trọng vào việc phòng chống lũ lụt cho vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, trong đó có thủ đô Hà Nội.

Phát điện

Nhà máy thủy điện Hòa Bình là nguồn cung cấp điện chủ lực của toàn bộ hệ thống điện Việt Nam. Năm 1994, cùng với việc khánh thành nhà máy và tiến hành xây dựng đường dây 500KV Bắc - Nam từ Hòa Bình tới trạm Phú Lâm (Thành phố Hồ Chí Minh) hình thành một mạng lưới điện quốc gia. Công trình này góp phần đắc lực trong việc cung cấp nguồn điện cho miền nam và miền trung Việt Nam.

Tưới tiêu, chống hạn cho nông nghiệp

Đập thủy điện Hòa Bình góp phần quan trọng vào việc cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp ở vùng hạ lưu trong đó có đồng bằng sông Hồng, nhất là trong mùa khô. Điều tiết mực nước sông đồng thời đẩy nước mặn ra xa các cửa sông.

Giao thông đường thủy

Cải thiện việc đi lại bằng đường thủy ở cả thượng lưu và hạ lưu. Năm 2004 công trình tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ được vận chuyển chủ yếu bằng con đường này.

Cập nhật: 16/10/2017 Theo wiki
  • 4,19
  • 10.499