Top 7 siêu máy tính nhanh nhất hành tinh

  •  
  • 453

Dưới đây là 3 siêu máy tính nhanh nhất mà con người đang có.

Supercomputer hay siêu máy tính là các High Performance Computer (HPC) - máy tính hiệu suất cao, với khả năng tính toán vượt trội, hơn xa mức bạn có thể nghĩ. Chúng "cày bừa" chăm chỉ tại những trường đại học, phòng thí nghiệm và những cơ sở lớn, quan trọng khác trên thế giới.

Các siêu máy tính đóng một vai trò quan trọng trong lĩnh vực khoa học tính toán, và được sử dụng cho một loạt các nhiệm vụ tính toán phức tạp trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cơ học lượng tử, dự báo thời tiết, nghiên cứu khí hậu, thăm dò dầu khí, mô hình phân tử (tính toán các cấu trúc và tính chất của các hợp chất hóa học, các đại phân tử sinh học, polyme, tinh thể), và các mô phỏng vật lý (như mô phỏng những khoảnh khắc ban đầu của vũ trụ, khí động học của máy bay, tàu vũ trụ). Trong suốt lịch sử của mình, các siêu máy tính đã chứng minh được vai trò quan trọng trong lĩnh vực phân tích mật mã.

Dưới đây là 7 siêu máy tính nhanh nhất mà con người đang có.

7. Leonardo

Máy tính này đặt tại Trung tâm dữ liệu CINECA - Bologna, Italy. Công suất: 239 petaFLOPS (0,23 exaFLOPS) Leonardo lần đầu hoạt động: Tháng 11/2022.

Là một hệ thống khác nằm trong chương trình siêu máy tính EuroHPC của EU, Leonardo bao gồm 3 module kết hợp để tạo ra cỗ máy nhanh thứ hai của châu Âu. Tổ chức quản lý cỗ máy, CINECA, là liên minh các trường đại học, trung tâm nghiên cứu và cơ quan chính phủ Italy. Siêu máy tính này tiến vào giai đoạn tiền sản xuất trong tháng 5/2023 và đi vào sản xuất trong tháng 8 cùng năm.

6. Summit

Siêu máy tính Summit
Siêu máy tính Summit. (Ảnh: IBM).

Phòng thí nghiệm quốc gia Oak Ridge - Tennessee, Mỹ đang sở hữu siêu máy tính Summit. Máy có công suất: 149 petaFLOPS (0,15 exaFLOPS),lần đầu hoạt động: Tháng 6/2018.

Được phát triển để sử dụng tại Phòng thí nghiệm quốc gia Oak Ridge, Summit mạnh gấp 8 lần so với siêu máy tính trước đó của viện là Titan và từng là siêu máy tính mạnh nhất thế giới trong hai năm trước khi bị thay thế bởi Fugaku. Ngoài lập mô hình khoa học, Summit được tối ưu hóa cho hoạt động liên quan tới AI bao gồm học máy và học sâu ở nhiều lĩnh vực như y tế và phát hiện vật liệu.

Siêu máy tính này đóng vai trò chủ chốt trong nghiên cứu suốt nhiều năm. Ví dụ, cỗ máy được dùng để rà soát hàng triệu loại thuốc trong đại dịch Covid-19 nhằm xác định loại thuốc có thể ngăn chặn virus xâm nhập hoặc nhân lên trong tế bào con người. Nó cũng được sử dụng để lập mô hình nhiễu loạn.

5. Eagle

Microsoft Azure đang sở hữu siêu máy tính Eagle. Máy có công suất: 561 petaFLOPS (0,56 exaFLOPS), lần đầu hoạt động: Tháng 8/2023.

Siêu máy tính Eagle của Microsoft không nằm trong phòng thí nghiệm mà dựa vào công nghệ đám mây, và bất cứ ai cũng có thể tiếp cận nó thông qua nền tảng đám mây Microsoft Azure. Đây là một mạng lưới hệ thống phân phối với công suất chung đủ để trở thành siêu máy tính nhanh thứ ba trên thế giới.

4. Aurora

Đặt tại thòng thí nghiệm quốc gia Argonne - Illinois, Mỹ, Aurora có công suất: 585 petaFLOPS (0,59 exaFLOPS). Lần đầu hoạt động: Tháng 6/2023.

Một trong những siêu máy tính ít tuổi nhất trong danh sách có thể trở nên mạnh nhất trong tương lai. Đặt ở Cơ sở máy tính hàng đầu Argonne (ALCF), Aurora trở thành siêu máy tính exascale thứ hai được chế tạo. Đại diện của ALCF cho biết nó có tiềm năng đạt công suất tính toán 2 exaFLOPS, gấp đôi so với Frontier.

Là kết quả hợp tác giữa Intel và HPE, Aurora tích hợp công cụ và phân tích khoa học, thực hiện lập mô hình, mô phỏng và chạy trí tuệ nhân tạo (AI). Sức mạnh của Aurora cho phép nó tạo ra mô hình chính xác ở nhiều lĩnh vực, bao gồm dự đoán khí hậu, khoa học vật liệu, lưu trữ năng lượng và phản ứng nhiệt hạch. Đặc biệt, phản ứng nhiệt hạch là trọng tâm đối với Aurora.

3. LUMI, Phần Lan

Siêu máy tính LUMI, Phần Lan

LUMI (Large Unified Modern Infrastructure) được HPE xây dựng vào năm 2022 và đặt tại Phần Lan, trở thành siêu máy tính nhanh nhất Châu Âu. LUMI có tổng cộng 1.110.144 lõi và đạt tốc độ 151,9 PFLOPS.

LUMI chạy trên cùng một bộ xử lý với Frontier (của Mỹ) và có xếp hạng hiệu quả năng lượng là 51,63 gigaflops/watt, khiến nó trở thành siêu máy tính hiệu quả thứ hai trên thế giới.

2. Fugaku, Nhật Bản

Siêu máy tính Fugaku

Được xây dựng bởi Fujitsu, Fugaku được lắp đặt tại Trung tâm Khoa học Máy tính RIKEN (R-CCS) ở Kobe, Nhật Bản. Với phần cứng bổ sung, hệ thống đã đạt được kỷ lục thế giới mới với kết quả 442 petaflop trên HPL, vượt gấp 3 lần so với hệ thống thứ hai trong danh sách.

Giám đốc của RIKEN, Satoshi Matsuoka, cho biết rằng “cuối cùng đã có thể sử dụng toàn bộ cỗ máy thay vì chỉ một phần nhỏ của nó”.

1. Frontier, Mỹ

Siêu máy tính Frontier, Mỹ

Frontier được xây dựng vào năm 2022 bởi công ty công nghệ thông tin đa quốc gia của Mỹ Hewlett Packard Enterprise, phối hợp với công ty con Cray. Đây là siêu máy tính exascale đầu tiên trên thế giới, có nghĩa là nó có thể tính toán ít nhất 10^18 phép tính mỗi giây.

Frontier có tổng cộng 8.730.112 lõi và đạt 1.1 EFLOPS (hoặc exaflops) trong các bài kiểm tra benchmark Linpack. Nó dựa trên kiến trúc HPE Cray EX235a mới nhất và sử dụng sự kết hợp của CPU thế hệ thứ 3 64-lõi 2GHz 7A53s và GPU MI250X của AMD.

Frontier cũng là siêu máy tính hiệu quả nhất trên thế giới, với xếp hạng hiệu suất năng lượng là 52,23 gigaflop/watt. Mỗi chiếc trong số 74 computing cabinet của nó nặng khoảng 3,63 tấn và toàn bộ hệ thống có tổng chi phí lên tới 600 triệu USD.

Cập nhật: 04/04/2024 Phụ Nữ Số/VNE
  • 453