Top 9 cổ vật "tuổi Hổ" kỳ bí và "sảng khoái" nhất thế gian

  •  
  • 781

Năm Hổ nói chuyện Hổ, bạn đã nhìn thấy những cổ vật Hổ thú vị thế này bao giờ chưa?

Trong 12 con giáp Trung Quốc, Hổ được coi là "trực tuế", ý chỉ sinh vào năm Hổ là năm tuổi rất "đáng giá". Trong văn hóa truyền thống của Trung Quốc, Hổ là một con vật tốt lành, tượng trưng cho lòng dũng cảm, sức mạnh và sự giàu có, đồng thời nó cũng là lòai bảo vệ chính nghĩa và tà ma. Từ xa xưa, hình ảnh con hổ đã được tìm thấy trong y phục cổ đại, trong những chi tiết trang trí kiến trúc, hay vật dụng hàng ngày của người cổ đại, đặc biệt là yếu tố hổ trong các cổ vật văn hóa cũng rất nhiều.

Tuy nhiên, khi nhắc tới hổ, người ta sẽ cảm nhận ngay một sự uy nghiêm, oai hùng từ con giáp này. Từ những chi tiết trong trang phục, tới những chi tiết kiến trúc xa xưa, hổ được tạo hình toát lên sự "đáng sợ kèm đáng kính". Thế nhưng, những cổ vật hổ dưới đây lại khiến người xem cảm thấy 'bật cười thú vị' vì tạo hình ngộ nghĩnh của chúng. Toàn bộ số cổ vật này hiện đang trưng bày tại bảo tàng tỉnh An Huy, Trung Quốc.

1. Hổ đạo hoàng

Hổ đạo hoàng

Đây là một dạng ngọc đẽo như nửa hình tròn, hai đầu có tạo hình hổ. Hổ đạo hoàng được khai quật tại di chỉ Lăng gia than (Lingjiatan – một bãi đất của nhà họ Lăng) thời đồ đá mới. Đây là một loại binh phù, được dùng làm tín vật để điều binh và liên minh quân sự.

2. Bình đồng hoa văn long hổ

Bình đồng hoa văn long hổ

Chiếc bình bằng đồng chạm trổ hình rồng và hổ thời nhà Thương, được khai quật ở huyện Phụ Nam, được coi là đồ đồng cổ đại sớm nhất khắc họa hình ảnh “long hổ tranh bá”. Chiếc bình này với chiều cao 50.5 cm, miệng bình có đường kính 44.9 cm, nặng tới 26.6kg. Phần vai bình chạm trổ ba con rồng đang uốn lượn, phần thân của bình khắc họa hình ảnh ba con hổ ăn thịt người, phần chân chạm trổ hình ảnh loài thú hung dữ và háu ăn trong truyền thuyết.

3. Chân trống hình long hổ

Chân trống hình long hổ

Chiếc chân trống (giá để trống) có hoa văn rồng và hổ của thời Xuân Thu là một trong những "Bảo vật của Bát trấn" ở Bảo tàng An Huy. Hình dạng của cổ vật này rất kỳ dị, với đầu của một con hổ và một con rồng cuộn quanh miệng. Con hổ vểnh tai, mở to đôi mắt giận dữ, há miệng gầm thét. Tay nghề chạm khắc điêu luyện của các thợ thủ công thời xưa thể hiện trên cổ vật này được các chuyên gia đánh giá rất cao.

4. Ngọc hổ Xuân Thu

Ngọc hổ Xuân Thu

Thời Xuân Thu có thể được mô tả như một cao trào khác trong lịch sử phát triển của Ngọc Hổ. Ngọc hổ xuân thu có rất nhiều và được sử dụng rộng rãi, thuộc một trong những loại quan trọng nhất của đồ ngọc thời xuân thu. Trên đây là một trong số những ngọc hổ được tìm thấy với các chi tiết chạm nổi hoa văn mây uốn lượn. Người xem hẳn sẽ thấy vô cùng nhẹ nhõm khi tưởng tượng ra một đám mây hình hổ đang hạ xuống thung lũng.

5. Thanh dứu hổ tử

Thanh dứu hổ tử

Thanh dứu hổ tử là một chiếc bình sứ men xanh thời Tây Tấn, được tạo hình một con hổ đang nằm, đầu ngẩng cao, miệng há, mắt giương oai, phần lưng có quai cầm. Xoay quanh tác dụng của thanh dứu hổ tử, cho tới nay các chuyên gia khảo cổ vẫn đang tranh cãi xem đây là một vật dụng đi tiểu của người xưa hay là một bình đựng nước thông thường.

6. Gương đồng bát quái

Gương đồng bát quái

Gương đồng Bát quái thời nhà Đường, gương có hình một bông hoa tám cánh, trên các cánh hoa được trang trí bằng hoa văn bát quái, ở giữa chạm trổ hoa văn thực vật. Điểm đặc biệt của chiếc gương là chính giữa có một cái núm hình con rùa, xung quanh là hoạt tiết sóng biển. Phía bên ngoài là hình ảnh các con vật thuộc 12 cung hoàng đạo được sắp xếp thành hình vuông và các họa tiết mây bao quanh.

7. Gối đầu hổ

Gối đầu hổ

Gối đầu hổ tráng men đời Tống, chiếc gối đầu hổ tráng men màu nâu, mắt chấm đen, miệng há đầy răng nanh thể hiện sự hung dữ. Gối đầu hổ là một trong những đồ thủ công mỹ nghệ truyền thống của người Trung Quốc. Hổ là vua của các loài thú và là linh vật được người Trung Quốc nói chung coi trọng. Vào thời nhà Hán đã có lệ vẽ hổ trên cửa, tác dụng trừ tà ma, trấn trạch. Người lớn thường dùng hổ là sinh vật đồng hành với trẻ em, ngoài tác dụng xua đuổi tà ma, trấn trạch, nó còn mang ý nghĩa phù hộ cho những đứa trẻ có đầu hổ, não hổ với mong muốn sống lâu trăm tuổi.

8. Áp ngọc chuôi hổ

Áp ngọc chuôi hổ

Áp ngọc thời nhà Nguyên với phần mấu cầm bên trên chạm khắc hình dáng một con hổ đang phục mình. Áp ngọc thường được dùng để giáp ấn lên các văn thư, khế ước đại diện cho một cam kết cá nhân.

9. Hổ đá thạch anh

Hổ đá thạch anh

Tạo hình hổ từ đá mắt hổ thời nhà Thanh, chủ yếu màu vàng nâu, với các vân sáng và bóng như lụa, còn được gọi là đá alexandrite, hay thạch anh tổng hợp, một loại đá quý đổi màu theo ánh sáng hiếm có trên thế giới.

Cập nhật: 20/02/2022 Theo Dân Việt
  • 781