Từ trăm năm trước, người xưa cũng chuộng chụp ảnh và nghĩ ra đủ cách để có được tấm hình đẹp nhất.
Nhiếp ảnh đã đi một chặng đường dài kể từ khi chiếc máy ảnh đầu tiên ra đời năm 1568. Ở thời hiện đại khi ai cũng có trên tay chiếc điện thoại có thể chụp ảnh mọi lúc mọi nơi, thật khó để tin rằng chỉ vài chục năm trước, tiền nhân chỉ có những bức ảnh đen trắng mà thôi. Nhưng điều đó không có nghĩa là con người cách đây vài chục, vài trăm năm không sáng tạo bằng, ngay cả khi công cụ hạn chế hơn. Đã có không ít xu hướng chụp ảnh thú vị của người xưa mà chưa chắc người thời nay dám bắt chước theo.
Chụp ảnh tử thi là một xu hướng chụp ảnh khá phổ biến vào thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Việc chụp ảnh vào thời điểm đó rất đắt tiền và hầu hết mọi người không chụp ảnh trong suốt cuộc đời của họ. Cơ hội duy nhất được chụp ảnh lại là sau khi đã qua đời. Trên thực tế, đó thường là bức ảnh duy nhất của người đã khuất.
Vì cơ thể người mất thường bị cứng sau vài giờ nên người thân thường sẽ phải gọi thợ chụp ảnh trước khi người đó chết. Chụp ảnh tử thi dần biến mất khi những tiến bộ trong y học giúp con người sống lâu hơn. Nhiều người cũng qua đời trong bệnh viện thay vì nhà của họ. Máy ảnh và ảnh chụp cũng rẻ hơn theo thời gian và hầu hết mọi người đều có những bức ảnh khác của người thân của họ nên xu hướng này bị đào thải.
Nhiếp ảnh thuở ban đầu có thời gian phơi sáng dài. Đối tượng được chụp cần phải đứng yên trong 30 giây trước khi có thể chụp ảnh. Mà với trẻ em, rất khó để người lớn có thể giữ chúng ngồi yên và nhìn chằm chằm vào máy ảnh lâu như vậy. Vậy nên đó là lý do tại sao ảnh chụp trẻ em ngày xưa đôi khi xuất hiện người mẹ, nhưng phải nhìn kỹ mới thấy.
Các bà mẹ sẽ bế, giữ con của họ ngồi im nhưng phải phủ lên mình những bộ quần áo để hòa cùng phông nền. Có người còn được ngụy trang thành ghế, phông nền, rèm cửa, hoặc bất cứ thứ gì có thể che giấu mình đi.
Thông thường, người chụp ảnh bao giờ cũng yêu cầu khách ngồi yên để tránh hiện tượng bóng ma trên ảnh. Đến năm 1861, nhiếp ảnh gia William H. Mumler đã khám phá ra một phương pháp tạo ra những bóng ma nhất quán trong các bức ảnh của mình.
Nhưng thay vì tạo ra một thể loại nhiếp ảnh độc đáo, Mumler đã sử dụng kiến thức để lừa khách hàng của mình. Ông tuyên bố rằng mình có thể chụp những bức ảnh thật về hồn ma và chẳng bao lâu sau, khách hàng đã kéo đến cửa hàng của Mumler để chụp ảnh với hồn ma của những người thân quá cố của họ. Người ta đã sớm vạch trần những bức ảnh ma quái của Mumler là giả. Tuy nhiên, khi ra tòa ông được tuyên trắng án.
Mọi người hiếm khi mỉm cười trong những bức ảnh thời kỳ đầu, đặc biệt là trong ảnh được chụp trong thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Có nhiều lý do cho việc này. Nhiếp ảnh ban đầu được coi là một phần mở rộng của hội họa và tranh thì phải trông tự nhiên. Điều này có nghĩa là người trong ảnh cũng không được phép mỉm cười, thể hiện cảm xúc.
Một lý do khác là thời gian phơi sáng lâu của các máy ảnh đời đầu. Họ bắt buộc phải duy trì một biểu cảm khuôn mặt để tránh kết thúc bằng một cái miệng mở. Hầu hết mọi người chọn biểu cảm khuôn mặt không cảm xúc vì đây là lựa chọn an toàn nhất.
Một lý do khác nữa là người thời Victoria (Anh) không cười. Có một niềm tin phổ biến rằng chỉ những kẻ ngốc mới mỉm cười. Không ai muốn bị coi là một tên ngốc vì họ cười trong một bức ảnh.
Các nhiếp ảnh gia thời xa xưa đã chế tác ảnh cả thế kỷ trước khi máy tính và phần mềm chỉnh sửa ảnh ra đời. Một số nhiếp ảnh gia từ lâu đã khám phá ra phương pháp cắt và dán hai bức ảnh lại với nhau để tạo ra một bức ảnh mới.
Nhiếp ảnh gia người Thụy Điển Oscar Rejlander đã sử dụng kỹ thuật này để tạo ra thể loại chân dung không đầu vào thế kỷ 19. Mặc dù loại chân dung này có thể được tạo dễ dàng bằng phần mềm chỉnh sửa ảnh hiện nay, nhưng vào mấy trăm năm trước thì đó là cả tác phẩm nghệ thuật.
Năm 1907, Tiến sĩ Julius Neubronner đã nộp bằng sáng chế cho máy ảnh chim bồ câu. Như cái tên của nó, chiếc máy ảnh được gắn vào một con chim bồ câu. Bộ hẹn giờ cho phép nó tự động chụp ảnh khi bồ câu đang bay. Đây có thể coi chính là phiên bản đời đầu của máy ảnh không người lái. Nghe kỳ lạ nhưng nó cũng đã tạo ra những bức ảnh trên không toàn cảnh đầu tiên.
Mọi người bắt đầu tìm kiếm cách để trông đẹp hơn trong ảnh ngay sau khi phát minh ra nhiếp ảnh. Nhưng không có máy tính hoặc phần mềm chỉnh sửa ảnh trong thời đại đó. Người thời Victoria ở Anh đã giải quyết vấn đề này bằng... bút chì để chỉnh sửa thủ công các tấm kính được sử dụng để tạo ra các bức ảnh.
Bút chì nhọn được sử dụng để vẽ cho các đường nét trên cơ thể trở nên đậm hơn. Bút chì cùn được sử dụng để làm cho các vùng tối trên cơ thể trông sáng hơn. Phần má thường bị bóng mờ vì chúng thường xuất hiện tối hơn trong hình ảnh hoàn thiện. Chỉnh sửa ảnh rất phổ biến trong thời đại Victoria đến nỗi hầu hết mọi bức ảnh đều được chỉnh sửa thủ công như vậy.
Một số bức ảnh của thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 có màu sắc mặc dù nhiếp ảnh màu chỉ được hoàn thiện vào giữa thế kỷ 20. Vậy người xưa đã làm thế nào? Câu trả lời là họ dùng màu tô thủ công lên ảnh. Đến năm 1950, khi chụp ảnh màu ra đời thì tất nhiên xu hướng này biến mất.
Xu hướng này xuất hiện sau sự hoàn thiện của nhiếp ảnh màu và được các tạp chí tạo ra. Khi mới có ảnh màu, các biên tập viên sớm nhận ra rằng độc giả tập trung vào màu sắc trong ảnh thay vì các đường nét và chuyển động vốn là tiêu điểm trong thời đại của ảnh đen trắng. Thế nên họ phải tạo ra ảnh có điểm nhấn nổi bật nhất và màu đỏ được lựa chọn. Các người mẫu lên ảnh được yêu cầu mặc màu đỏ và họ sẽ nổi bật thu hút người nhìn.