Người xưa đối phó với cái nóng bằng trang phục thế nào vẫn luôn là một dấu chấm hỏi lớn của thế hệ con cháu ngày nay.
Hiện nay, chúng ta có thể mặc áo tay ngắn, quần short, váy ngắn vào thời điểm nắng gay gắt nhưng với người xưa, họ thường mặc những trang phục thế nào trong ngày hè nóng bức? Vì người xưa luôn mang cảm giác họ rất bảo thủ nên nhiều người cho rằng, họ vẫn sẽ khoác lên người rất nhiều lớp quần áo dày cộm mặc cho thời tiết có nóng đến thế nào.
Tuy nhiên, đó chỉ là trang phục khi đi ra ngoài, còn những lúc ở nhà họ sẽ có cách ăn mặc hoàn toàn khác.
Ở thời cổ đại, người xưa rất ít khi mặc quần áo bó sát khi ở nhà. Bởi vì mỗi người đều có gian phòng riêng nên không ai nhìn thấy ai mặc gì, nên chỉ cần quần áo thoải mái là họ sẽ mặc.
Trước thời Ngụy - Tấn - Nam - Bắc triều, đàn ông rất thích cởi trần còn nữ giới lại "tôn sùng" kiểu quần ống rộng. Kiểu quần ống rộng này còn mặc kèm với thâm y (loại áo dài với phần trên và dưới liền nhau) và bên trong mặc hĩnh y (khố).
Quần ống rộng.
Đàn ông cổ đại thường không có quá nhiều thứ cấm kị trong ăn mặc, đặc biệt là mùa hè. Họ thường cởi trần, mặc quần ống rộng, thậm chí có người còn chọn mặc độc nhất một chiếc áo dài bằng vải tuyn.
Ảnh minh họa trang phục mùa hè của đàn ông thời cổ đại.
Còn phụ nữ thời cổ đại thì sao? Phụ nữ ngày xưa cũng ăn mặc khá thoáng mát khi ở nhà. Rất nhiều kiểu váy áo bằng vải tuyn siêu mỏng đã được sử dụng, kiểu dáng đa dạng như hở chân hoặc hở vai. Thậm chí có người còn mặc những chiếc váy siêu ngắn có độ dài trên đầu gối.
Nếu tìm hiểu sẽ phát hiện ngày xưa có một số vải vóc rất mát mẻ ngay cả khi quấn nhiều lớp trên cơ thể, mặc vào mùa hè cũng không hề khó chịu. Trong sách sử Trung Quốc từng nhắc đến nó như một báu vật thời cổ đại: Tố sa y (áo bằng vải tố sa).
Tố sa y này mỏng như cánh ve sầu, thậm chí có thể xếp lại và nhét vừa 1 hộp diêm. Tuy nhiên, điều khiến chiếc áo này trở nên đặc biệt không phải vì độ mỏng của vải mà là nó có công dụng giúp người mặc mát mẻ hơn.
Vào mùa hè, người xưa thường mặc nhiều lớp Tố sa y, không những ngăn ánh nắng trực tiếp chiếu vào cơ thể mà còn tạo ra luồng không khí giữa các lớp vải với làn da con người. Chính vì thế mà người mặc có thể cảm thấy rất mát mẻ ngay cả trong mùa hè nóng nực nhất.
Tố sa y.
Dù Tố sa y rất thích hợp mặc vào mùa hè nắng nóng nhưng người bình thường không có khả năng mua được. Vậy thì những người nghèo ngày xưa giải quyết vấn đề này như thế nào? Chính xác là họ dựa vào 2 "vũ khí ma thuật": Áo bằng trúc và trang phục từ vải sợi lanh.
Vải sợi lanh đến hiện tại vẫn luôn được sử dụng để may thành trang phục mùa hè. Còn về áo trúc, chất liệu của loại trang phục này rất rẻ. Dù không có nhiều tiền nhưng gia đình nào cũng có thể sở hữu được. Áo trúc được mặc như nội y, không chỉ ngăn mồ hôi làm ướt quần áo bên ngoài mà còn giúp tạo một "hệ thống điều hòa không khí" trên bề mặt da.
Nhờ vào tất cả những loại vải trên, người xưa ở Trung Quốc dù không có những thiết bị điện như thời nay cũng đã có thể vượt qua mùa hè nóng bức hàng năm.
Áo trúc chống nóng của người Trung Quốc cổ đại.