Tranh luận về nguyên nhân của kỷ băng hà kết thúc

  •  
  • 3.416

Các nhà nghiên cứu đã chấm dứt cuộc tranh luận kéo dài về cơ chế tạo ra kỷ băng hà theo chu kỳ trên Trái Đất trong 2,5 triệu năm trở lại đây – kết luận cuối cùng của họ là thay đổi nhỏ trong bức xạ mặt trời do những thay đổi có thể đoán trước trong vòng quay và trục của Trái Đất.

Trong bài báo được công bố trên tạp chí Science, các nhà nghiên cứu từ Đại học bang Oregon và các học viện khác kết luận rằng sự dao động nhỏ trong vòng quay của Trái Đất là nguyên dấn đến băng hà đạt mức cao nhất khoảng 26.000 năm trước, ổn định trong 7.000 năm và bắt đầu tan ra khoảng 19.000 năm trước, đặt dấu chấm hết cho kỷ băng hà cuối cùng.

Quá trình tan băng đầu tiên là do cường độ bức xạ mặt trời tăng, chứ không phải thay đổi của mức độ cácbon dioxit hoặc nhiệt độ biển như một số nhà khoa học nhận định trong những năm gần đây.

Peter Clark, giáo sư khoa học địa lý tại OSU, cho biết: “Bức xạ mặt trời là tác nhân kích thích khởi đầu cho quá trình tan băng. Cũng có những thay đổi nồng độ cácbon dioxit trong khí quyển và hải lưu, nhưng các nhân tố này xảy ra muộn hơn và có tác dụng mở rộng một quá trình đã bắt đầu từ trước đó”.

Nghiên cứu mới kết luận rằng những thay đổi trong vòng quay của Trái Đất là nguyên nhân dẫn đến băng hà đạt mức cao nhất khoảng 26.000 năm trước, ổn định trong 7.000 năm và bắt đầu tan ra khoảng 19.000 năm trước, đặt dấu chấm hết cho kỷ băng hà cuối cùng. (Ảnh: iStockphoto)

Những phát hiện này rất quan trọng, các nhà khoa học cho biết, vì chúng đem lại cho các nhà nghiên cứu hiểu biết chính xác hơn về quá trình tan ra của các tảng băng trước những cơ chế bức xạ. Và kể cả những thay đổi xảy ra 19.000 năm trước là do cường độ bức xạ mặt trời tăng, lượng nhiệt đó có thể có tác động tương tự như mức độ khí nhà kính hiện nay, và giúp các nhà khoa học dự đoán một cách chính xác hơn phản ứng của những tảng băng hiện tại của Trái Đất trong tương lai.

Clark cho biết: “Hiện chúng tôi đã chắc chắn về phản ứng của những tảng băng cổ đại đối với bức xạ mặt trời, và điều này sẽ rất hữu ích trong việc tìm hiểu điều gì có thể xảy ra trong tương lai”.

Để thực hiện phân tích của mình, các nhà nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu 6.000 vị trí và niên đại của các tảng băng để xác định, với mức độ chính xác cao, khi nào chúng bắt đầu tan ra. Qua phân tích này, họ khẳng định một lý thuyết được phát triển hơn 50 triệu năm trước chỉ ra rằng những thay đổi nhỏ trong vòng quay của Trái Đất chính là nguyên nhân dẫn đến kỷ băng hà.

Clark cho biết: “Chúng tôi có thể tính toán những thay đổi trong vòng quay và trục Trái Đất từ 50 triệu năm trước. Những thay đổi này chủ yếu là do tác động trọng lực từ những hành tinh lớn hơn, ví dụ như Mộc tinh và Thổ tinh. Những hành tinh này kéo và đẩy Trái Đất rất nhẹ theo những hướng khác nhau trong hàng nghìn năm”.

Điều này làm thay đổi trục của Trái Đất – độ nghiêng của nó đối với mặt trời – khoảng 2 độ trong một thời gian dài, và dẫn đến sự thay đổi ánh nắng mặt trời chiếu đến Trái Đất. Và những thay đổi nhỏ trong bức xạ mặt trời chính là nguyên nhân dẫn đến những kỷ băng hà liên tiếp trong khoảng 2,5 triệu năm trở lại đây trên Trái Đất, đạt mức cực đại theo chu kỳ 100.000 năm.

Các nhà khoa học cho biết Trái Đất sẽ thay đổi từ giai đoạn gian băng kéo dài trong 10.000 năm qua và thay đổi quay trở lại những điều kiện sẽ dẫn đến một kỷ băng hà nữa – trừ ký một số nhân tố nào đó dừng hoặc làm chậm quá trình này lại.

Clark cho biết: “Một trong những mối quan tâm lớn nhất hiện nay là phản ứng của những tảng băng tại Greenland và Nam Cực đối với sự ấm lên toàn cầu và dẫn đến sự tăng của mực nước biển. Nghiên cứu này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn quá trình đó, và cải thiện tính chính xác của các mô hình khoa học”.

Nghiên cứu được thực hiện với sự cộng tác của các nhà khoa học từ Chương trình khảo sát địa chất Canada, Đại học Wisconsin, Đại học Stockholm, Đại học Harvard, Chương trình khảo sát địa chất Hoa Kỳ, và Đại học Ulster. Nghiên cứu được tài trợ bởi Quỹ khoa học quốc gia và các cơ sở khác.

G2V Star (Theo ScienceDaily)
  • 3.416