Truy tìm virus H5N1 bằng cách theo dõi chim qua vệ tinh

  •  
  • 112

Để tìm hiểu rõ đường bay của những con chim di trú tại châu Phi và vai trò của những con chim hoang dã này trong tiến trình phát tán của virus H5N1 gây bệnh cúm gia cầm, một nhóm các nhà nghiên cứu Pháp do Nicolas Gaidet thuộc Viện Nghiên cứu Nông học vì sự phát triển (CIRAD) dẫn đầu đã thực hiện một chiến dịch theo dõi 45 con chim qua vệ tinh được trang bị những cọc tiêu Argos nhỏ bé.

Chiến dịch do Tổ chức Lương Nông quốc tế (FAO) thuộc Liên hiệp quốc tài trợ này đã chọn ra ba loài chim: loài chim mồng kết đi nghỉ đông rất nhiều ở lục địa đen, cho phép theo dõi chuyến hành trình xuyên châu Á, châu Âu và châu Phi, loài vịt đầu vàng không ra khỏi châu Phi nhưng thực hiện những chuyến hành trình dài từ nước này sang nước khác và loài vịt châu Phi với số lượng nhiều nhất di chuyển ở vùng địa phương tùy theo các nguồn nước.

(Ảnh: HTV)Những con chim được trang bị những cọc tiêu Argos cân nặng từ 12 đến 30g đã bị bắt tại 3 điểm chiến lược: phía Bắc Nigeria nơi virus H5N1 đã có mặt từ hơn một năm nay, vùng châu thổ sông Niger ở Mali, nơi ngủ đông rộng nhất của loài vịt và Malawi. Lập bản đồ chính xác về những cuộc hành trình của 3 loài chim này sẽ giúp dự đoán tốt hơn nguy cơ phát tác virus H5N1 tại châu Phi.

Cho tới nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm thấy tại châu Phi con vịt hoang dã khỏe mạnh nào mang virus HN51 chứng minh loài chim có thể mang virus H5N1 từ lục địa này sang lục địa khác. Các trao đổi thương mại có thể là nguồn gốc của ổ dịch cúm gia cầm đầu tiên tại một khu chăn nuôi công nghiệp ở Nigeria.

Theo ông Gaidet, những con vịt khỏe mạnh duy nhất mang virus H5N1 đã được phát hiện vào tháng Giêng năm 2005 ở vùng Đông Bắc Trung Quốc. 6 con vịt khỏe mạnh mang virus trong một nhóm gồm 4.600 con chim vẫn tiếp tục gây nghi ngờ về vai trò của loài chim di trú trong tiến trình phát tán virus gây bệnh cúm gia cầm đến từ châu Á.

Theo Sciences & Avenir, Đài TH Tp. Hồ Chí Minh
  • 112