Vẫn thạch khác thiên thạch như thế nào?

Vẫn thạch là gì?
  •  
  • 2.665

Thiên thạch là một khái niệm quen thuộc với nhiều người, nhưng vẫn thạch có lẽ là một khái niệm còn khá xa lạ.

Về cơ bản, vẫn thạch và thiên thạch đều là những mảnh vụn không gian rơi xuống Trái đất. Chúng là mảnh vỡ từ các tiểu hành tinh, sao chổi hoặc các vật thể khác trong Hệ Mặt trời. Nhưng tại sao chúng lại được gọi bằng những cái tên khác nhau? Trên thực tế đây là hai khái niệm hoàn toàn khác biệt.

Thiên thạch (meteoroid) là một vật thể tự nhiên từ ngoài không gian và tác động đến bề mặt Trái đất. Khi thiên thạch từ ngoài không gian rơi vào bầu khí quyển của Trái đất thì áp suất nén làm thiên thạch nóng lên và phát ra ánh sáng, có thể có sự đốt cháy lớp ngoài.

Thiên thạch
Thiên thạch là một vật thể tự nhiên từ ngoài không gian và tác động đến bề mặt Trái đất.

Các thiên thạch có thể là tiểu hành tinh nhỏ hay sao chổi đã chết, với khối lượng từ 10−10 đến 104kg và đường kính từ vài μm đến hàng mét. Các hạt thiên thạch nhỏ được gọi là thiên thạch micrô. Các thiên thạch lớn hơn là các phần sót lại, các mãnh vỡ của sao chổi hay tiểu hành tinh. Các phần vỡ vụn còn lại của các sao chổi già, hết phát sáng vẫn tiếp tục chuyển động theo quỹ đạo elip ban đầu của sao chổi. Chỉ khi quỹ đạo Trái đất giao cắt với các dòng thiên thạch vô hình này, sự tồn tại của nó mới được phát hiện. Khi xuyên vào khí quyển Trái đất, chúng bốc cháy ở độ cao 150 – 120km gây nên hiện tượng sao băng; các sao băng sáng đặc biệt được gọi là cầu lửa (tiếng Anh: bolide).

Một thiên thạch với kích thước chỉ 30 đến 40cm tạo ra vùng không khí bốc cháy quanh nó rộng vài trăm mét. Nhiệt độ bề mặt thiên thạch có thể đạt đến 1.600°C và ở độ cao trên 100km, bề mặt của nó nóng chảy, biến thành chất khí, bốc hơi nhanh và phát sáng. Thiên thạch phải có khối lượng đủ lớn, khối lượng riêng cao và chuyển động tương đối chậm (vận tốc nhỏ hơn 20 km.s−1) mới không bị cháy hoàn toàn trong khí quyển. Và Vẫn thạch là phần còn lại của thiên thạch đến từ vùng không gian giữa các hành tinh bay vào khí quyển, bị cháy mất một phần và rơi xuống bề mặt Trái đất.

Hố vẫn thạch
Hố vẫn thạch được chia làm hai nhóm theo trình tự hình thành của nó.

Theo Wikipedia thì bạn còn có một khái niệm là hố vẫn thạch. Hố vẫn thạch là các hố trên bề mặt Trái đất, các hành tinh, vệ tinh có bề mặt cứng... được tạo ra do va chạm với các vẫn thạch. Hố vẫn thạch được chia làm hai nhóm theo trình tự hình thành của nó.

Hố vẫn thạch chính bị va chạm đầu với thiên thạch đào xới mà thành. Các hố vẫn thạch phụ xuất hiện do các mảnh vỡ từ vụ va chạm đầu rơi xuống lại bề mặt hành tinh.

Vẫn thạch không chỉ được tìm thấy trên Trái Đất mà còn tìm thấy trên bề mặt sao Hỏa và Mặt trăng.

Trước đây các hố vẫn thạch được coi là các đặt điểm riêng biệt của Mặt trăng, các hố vẫn thạch ít ỏi trên bề mặt Trái đất được coi là hiện tượng hiếm có.

Từ Trái đất có thể quan sát trên bề mặt Mặt trăng bằng ống nhòm khoảng 300.000 hố vẫn thạch. Thực tế kết quả từ các ảnh chụp từ các vệ tinh nhân tạo của Mặt trăng hay của các thiết bị hạ cánh trên bề mặt của nó dự tính số lượng 3.1012 hố vẫn thạch có đường kính lớn hơn 1m (tính cả mặt không nhìn thấy của Mặt trăng). Mật độ hố vẫn thạch của sao Thủy tương tự như trên Mặt trăng.

Tổng quan lại, khi còn ở ngoài không gian, thì nó được gọi là Thiên thạch. Khi đã qua lớp khí quyển, rời xuống mặt đất còn lại đến bây giờ thì nó được gọi là Vẫn thạch.

Vẫn thạch cung cấp cho các nhà khoa học những thông tin quý giá về quá trình hình thành và phát triển của Hệ Mặt trời. Nghiên cứu vẫn thạch có thể giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về nguồn gốc và thành phần của các vật liệu trong không gian, thậm chí có thể hiểu rõ hơn về nguồn gốc của sự sống trên Trái đất.

Cập nhật: 10/07/2024 Theo vietnamnet/dân trí
  • 2.665