Là những chất rất cần thiết cho cơ thể, song các vitamin được gọi rất đơn giản và dễ nhớ bằng các tên như vitamin A, B, vitamin C, D… chứ không phải bằng các tên dài dòng, khó nhớ như các loại vật chất hay thuốc khác.
Năm 1905, Cornelius Adrianus Pekelharing, một trong những nhà nghiên cứu đầu tiên tìm hiểu về động vật, đã phát biểu rằng sữa có chứa "một số chất không được công nhận… với số lượng rất nhỏ, cần thiết cho sự tăng trưởng và nuôi dưỡng bình thường".
Năm 1912, trong khi đang nghiên cứu gạo, nhà nghiên cứu Casimir Funk đã tách một "yếu tố" hữu cơ mà ông miêu tả là amin (giống như axit amin). Bởi vì nó rất quan trọng với cuộc sống, nên ông kết hợp hai từ lại, cho ra thuật ngữ vitamin.
Ý tưởng sử dụng hệ thống chữ cái quen thuộc hiện nay để đặt tên cho các vitamin có thể bắt nguồn từ Cornelia Kennedy, vì trong luận án thạc sĩ của bà năm 1916, bà là người đầu tiên "sử dụng chữ cái "A" và "B" để chỉ định các yếu tố cần thiết trong chế độ ăn uống mới".
Theo thời gian, những người khác, bao gồm cả cố vấn của Cornelia Kennedy là nhà hoá sinh Elmer McCollum, người có công phát hiện ra vitamin A, bắt đầu trích dẫn không chính xác các nghiên cứu ban đầu của McCollum là nguồn gốc cho các danh mục vitamin.
Những vitamin nhóm B không nhất thiết được đặt tên theo thứ tự thời gian
Ban đầu, ngoài các chữ trong bảng chữ cái, các vitamin còn được xác định là chất có thể hoà tan trong nước hoặc hoà tan trong chất béo (ví dụ như Vitamin A hoà tan trong chất béo và vitamin B hoà tan trong nước). Năm 1920, Jack Cecil Drummond gợi ý nên bỏ chữ "e" trong "vitamine" để phân biệt các vitamin với các amin và loại bỏ luôn tính từ "hoà tan". Và như thế, các loại vitamin được gọi là Vitamin A, B, C….
5 loại vitamin đầu tiên được phát hiện ra trong khoảng thời gian từ 1910 đến 1920 được đặt tên là các vitamin A, B, C, D và E. Điều thú vị là, vitamin D ban đầu được gộp lại với vitamin A cho đến khi các nhà khoa học phát hiện ra đó là "hai yếu tố riêng biệt có liên quan với nhau".
Khi có một chất thứ hai tương tự như vitamin B được phát hiện vào năm 1920, cả hai được đặt lại tên là B1 (Thiamine – sinh tố B) và B2 (Riboflavin – vitamin B2). Các vitamin B còn lại được gộp lại với nhau dưới tên gọi "vitamin nhóm B" vì các chất này có thành phần tương tự nhau, phân phối trong các nguồn thực phẩm tự nhiên và các chức năng sinh lý giống nhau đáng kể….
Những vitamin nhóm B này không nhất thiết được đặt tên theo thứ tự thời gian, như vitamin B12 (Cobalamins) được phát hiện vào năm 1926, B5 (pantothenic acid) và B7 (Biotin) vào năm 1931, B6 (Pyridoxine) vào năm 1934, B3 (Niacin) vào năm 1936 và B9 (Folic acid) phát hiện vào năm 1941. Các vitamin B khuyết khác là những chất ban đầu được cho là vitamin, nhưng sau đó được phân loại lại.
Các vitamin ngày nay chuyển từ vitamin E sang K vì cũng như một số vitamin B, các chất từng được nghĩ là vitamin được phân loại lại. Ví dụ, vitamin F ngày nay được xem là các loại axít béo thiết yếu (omega 3 và 6). Tương tự như vậy, vitamin G đã được phân loại lại là B2 (Riboflavin), và vitamin H giờ là Biotin.
Các vitamin ngày nay chuyển từ vitamin E sang K vì cũng như một số vitamin B, các chất từng được nghĩ là vitamin được phân loại lại
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), "thiếu hụt vitamin A là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh mù mắt có thể phòng ngừa ở trẻ em". Thực tế, WHO ước tính có 250 triệu trẻ em và một số lớn phụ nữ mang thai, bị thiếu vitamin E trên toàn thế giới.
Trong 30 năm qua tại Mỹ, chứng bệnh gãy xương cánh tay ở các bé trai đã tăng lên hơn 32% và ở các bé gái tăng hơn 50%, và các nhà nghiên cứu "nghi ngờ nguyên nhân chính là do trẻ không nhận đủ canxi, chất rất cần thiết để xương chắc khoẻ". Theo báo cáo gần đây, trên 60% trẻ em trai ở độ tuổi vị thành niên, và 80% trẻ em gái vị thành niên bị thiếu canxi.
Đáng chú ý là, mặc dù có các thực phẩm giàu canxi như sữa, song tại Mỹ, năm 2009 có đến 75% người lớn và trẻ vị thành niên bị thiếu vitamin D. Điều này rất đáng lo ngại vì "thiếu vitamin D dẫn đén bệnh còi xương (xương yếu, mềm) ở trẻ và loãng xương ở người già, nhưng các nhà khoa học tin rằng thiếu vitamin D còn có thể gây đau tim, tiểu đường và ung thư…".
Thiếu sắt, thường dẫn đến thiếu máu, cũng là một vấn đề sức khỏe toàn cầu. WHO ước tính "2 tỷ người – tức hơn 30% dân số thế giới - bị thiếu máu do thiếu sắt".
Trong một cuộc khảo sát gần đây về 1.000 người Mỹ trưởng thành, các nhà khoa học phát hiện ra 64% người Mỹ uống thuốc bổ sung vitamin. Trong số những người được khảo sát, 78% nghĩ rằng vitamin giúp cải thiện hiệu suất làm việc hoặc thể thao.
Kinh doanh các loại thuốc bổ sung dinh dưỡng, trong đó có vitamin, là một ngành kinh doanh lớn ở Mỹ. Theo tờ Wall Street Journal, doanh thu các loại thuốc này đạt "gần 23 tỷ USD trong năm ngoái".