Vì sao đàn ông lại đeo cà vạt với áo sơ mi?

Nguồn gốc ra đời của cà vạt
  •  
  • 3.641

Đã bao giờ bạn tự hỏi vì sao đàn ông lại đeo cà vạt? Việc đeo cà vạt bắt đầu xuất hiện từ bao giờ? Nó là một sở thích, 1 phụ kiện hay là một điều gì khác?

Tuy nhiên lại có rất nhiều tranh cãi về nguồn gốc ra đời của chiếc cà vạt. Theo các nhà sử học, cà vạt xuất hiện sớm nhất tại Ai Cập để thể hiện địa vị xã hội của họ.

Tuy nhiên, vào năm 1974, khi ngôi mộ vị hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc là Tần Thủy Hoàng được khai quật, người ta phát hiện ra rằng khoảng 7.500 tượng binh lính bằng đất nung được dựng quanh lăng mộ đều được quàng quanh cổ một khăn lụa có thắt nơ. Giới sử gia Trung Quốc khẳng định đây là "tổ tiên" của những chiếc cà vạt hiện đại.

Đội quân đất nung của Tần Thủy Hoàng.
Đội quân đất nung của Tần Thủy Hoàng.

Trong khi đó, nhiều người cho rằng cà vạt có xuất xứ từ La Mã, bắt nguồn từ những chiếc khăn quấn cho ấm cổ của đội quân La Mã.

Trong các tác phẩm nghệ thuật từ thời Hoàng đế La Mã (năm 113 sau Công nguyên), nam giới đều thắt những chiếc cà vạt giống với chiếc cà vạt hiện nay.

Gần đây, hầu hết các nhà khoa học đồng tình rằng cà vạt có nguồn gốc từ thế kỷ 17, trong giai đoạn chiến tranh kéo dài 30 năm ở Pháp.

Vua Louis XIII trọng dụng lính đánh thuê người Croatia. Những người này đeo mảnh vải quấn quanh cổ giống như là đồng phục. Những chiếc cà vạt thuở ban đầu này gây ấn tượng mạnh với vua Louis XIII.

Những người này đeo mảnh vải quấn quanh cổ giống như là đồng phục.
Những người này đeo mảnh vải quấn quanh cổ giống như là đồng phục. (Ảnh minh họa).

Ông yêu cầu cà vạt trở thành phụ kiện bắt buộc trong các buổi họp mặt của hoàng gia. Để tôn vinh những người lính đánh thuê Croatia, vua Louis XIII đặt tên cho cà vạt là “La Cravate”, tên gọi của cà vạt trong tiếng Pháp cho đến ngày nay.

Vào những năm 1650, trong suốt giai đoạn trị vì của vua Louis XIV, ông đã bị choáng ngợp bởi những chiếc khăn lụa màu sắc sặc sỡ của các sĩ quan người Croatia tới mức ông coi chúng là biểu tượng của hoàng gia và quyết định sáng lập một “đế chế” riêng của mình, được biết với tên gọi Royal Cravattes.

Cà vạt biểu trưng cho sở thích cá nhân cũng như địa vị xã hội của người đeo nó thông qua các kiểu dáng và kiểu thắt nút khác nhau.

Cà vạt thuở ban đầu ở thế kỷ 17 không hề giống với cà vạt hiện đại ngày nay, nhưng nó đã trở thành xu hướng thời trang không thể thiếu ở châu Âu suốt 200 năm sau này.

Cravate, tất nhiên, là từ tiếng Pháp để chỉ người Croatia – tựa như fop là từ tiếng Anh để chỉ người Pháp vậy. Ở một số quốc gia, dùng chiếc cà vạt nam như khăn ăn sẽ bị coi là một tội ác, và thậm chí là lí do để trục xuất khỏi lãnh thổ. Một bí quyết để tránh điều này khỏi xảy ra: Hãy giấu cà vạt vào trong áo khi ăn.

Vào Chiến tranh thế giới thứ 1, vị công tước tương lai của xứ Windsor đã biến mẫu cà vạt sọc to màu xanh và đỏ của Trung đoàn vệ binh Hoàng gia Anh thành xu hướng phụ kiện thời thượng tới mức sau này chúng được sản xuất hàng loạt tại Mỹ.

Tới 1920, thương hiệu thời trang lâu đời nhất nước Mỹ Brooks Brothers đã “xúc phạm” lòng tự tôn nước Anh khi ra mắt hoạ tiết sọc chéo từ phải sang trái – ngược hướng với mẫu sọc chéo truyền thống của Anh trước đây.

Bỏ đi những định kiến cố hữu, chiếc cà vạt sọc sớm trở thành món phụ kiện không thể thiếu ở Mỹ, từ các phòng họp cấp cao tới lớp học.

Những năm gần đây, chiếc cà vạt nam sọc đã được “tái sinh với đường cắt gọn hơn, kiểu dáng hiện đại hoàn toàn thổi bay vẻ“cổ lỗ sĩ” còn sót lại. Phối với bộ suit ôm dáng vừa vặn hay quần jeans tối màu, cà vạt sọc là điểm nhấn làm nên phong cách không thể Mỹ hơn.

Những năm gần đây, chiếc cà vạt nam đã được “tái sinh” với đường cắt gọn hơn, hiện đại hơn.
Những năm gần đây, chiếc cà vạt nam đã được “tái sinh” với đường cắt gọn hơn, hiện đại hơn.

Có 5 lý do để đàn ông hiện đại đeo cà vạt đó là: Thể hiện người đàn ông trân trọng những giá trị lịch sử, trân trọng giá trị bản thân, tạo nên sự tự tin, sang trọng hơn và ấn tượng.

Cà vạt mãi mãi sẽ là đề tài bất tận cho nhiều nhà thiết kế, ghi dấu ấn về sự lịch lãm, sang trọng và “gu” ăn mặc của một người đàn ông.

Cập nhật: 19/01/2025 Theo NĐT
  • 3.641