Vì sao đàn ông trưởng thành mới có râu?

Vì sao con người để râu?
  •   43
  • 3.999

Tại sao đàn ông có râu, trong khi phụ nữ và trẻ em thì không có? Mục đích của bộ râu xồm này là gì?

Con người gần như là loài động vật có vú duy nhất không có lông bao phủ toàn thân, vì chúng ta đã có quần áo làm thay nhiệm vụ giữ ấm.

Có bao giờ bạn tự hỏi vì sao chúng ta lại có râu trên khuôn mặt hay không? Trên thực tế, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng râu không phải là một đặc điểm sinh học trên cơ thể theo cách chúng ta nghĩ trong nhiều năm. Râu giống như một loại cây cảnh.

Trong số tất cả các đặc điểm sinh học trên cơ thể con người, bao gồm cả các loại lông và tóc khác, thì chỉ có duy nhất râu là không có bất kỳ tác dụng gì và chỉ có ý nghĩa trang trí. Có nghĩa là nó không thực sự có chức năng hay thực hiện bất kỳ tác dụng sinh lý cụ thể nào

Nam diễn viên Chris Evans.
Nam diễn viên Chris Evans.

Các nghiên cứu trước kia đã từng lý giải điều này, cho rằng đàn ông mọc râu là để thu hút phái nữ, tăng khả năng tìm kiếm bạn tình. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng mục đích chính của việc mọc râu chỉ là để trở nên tự tin và "gấu" hơn khi đối diện với những nam nhân khác.

Và không chỉ râu, giọng nói cũng là một đặc điểm tiến hóa để phục vụ cho chuyện này. Để chứng minh, các nhà khoa học tại Anh đã thực hiện một nghiên cứu trên 20 đàn ông và 20 phụ nữ. Các ứng viên sẽ được yêu cầu đánh giá mức độ "gấu" và mức quyến rũ của 6 người đàn ông.

Kết quả cho thấy, những người đàn ông có giọng nói trầm, ấm được đánh giá là quyến rũ. Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ giọng phải trầm "vừa đủ", còn tông giọng cao và trầm hẳn đều bị coi nhẹ. Trái lại, giọng càng trầm, người đó càng trở nên đáng sợ với những người đàn ông khác.

Còn riêng với râu, thậm chí yếu tố này còn không gây ảnh hưởng đến mức đánh giá sự quyến rũ. Tuy nhiên, một người từ không râu khi nuôi râu sẽ trở nên "có uy" hơn.

Cựu danh thủ David Beckham.
Cựu danh thủ David Beckham.

Trên thực tế, có một số nghiên cứu trước kia cho rằng phụ nữ thích đàn ông có râu, nhưng tất cả đều không đủ bằng chứng. Hơn nữa, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nhiều phụ nữ thấy đàn ông phải mày râu nhẵn nhụi mới là đẹp.

Chính vì vậy, các nhà khoa học đã đưa ra một khả năng khác. Cụ thể, trong vấn đề sinh sản, chúng ta không đơn giản đẹp là được mà còn phải cạnh tranh với những cá thể cùng giới tính. Và đây chính là lý do vì sao đàn ông cần phải mọc râu.

Vì sao con người để râu?

Trong suốt lịch sử, con người để râu hoặc cạo râu như một phản ứng trước sự lựa chọn của kẻ thù và đối thủ. Người La Mã cổ đại đã cạo sạch râu trong suốt 400 năm, bởi vì đối thủ của họ là người Hy Lạp cổ đại coi bộ râu là biểu tượng của địa vị và trí tuệ.

Trong 270 năm, người Anh sống dưới sự đe dọa xâm lược của người Viking, giai đoạn năm 793 đến năm 1066 được coi là “Thời đại xâm lược của người Viking”. Những người Anh đã cạo sạch râu như một nét văn hóa chống lại người Viking với râu tóc rậm rạp.

Người Viking
Những người Anh đã cạo sạch râu như một nét văn hóa chống lại người Viking với râu tóc rậm rạp.

Một sự tác động khác đó là từ người cai trị và những cá nhân có địa vị cao. Hoàng đế Hadrian đã đưa râu trở lại La Mã vào thế kỷ thứ hai sau Công nguyên, và toàn bộ tầng lớp lãnh đạo của Đế chế La Mã đã làm theo, bao gồm một số người kế vị Hadrian.

Vào thời Trung cổ, Henry V là vị vua đầu tiên của nước Anh cạo râu, và bởi vì ông là một vị vua vĩ đại, xã hội Anh và bảy vị vua tiếp theo đã đi theo bước chân không có râu của ông. Mãi cho đến khi Henry VIII muốn phân biệt mình với những người tiền nhiệm, ông mới để râu trở lại.

Cho đến ngày nay, bộ râu vẫn không có vai trò sinh học gì giúp ích cho cơ thể con người, ngoài tác dụng trang trí. Thậm chí chúng còn có tác dụng ngược lại, đó là gây hại. Trong một đoạn phim tài liệu năm 1916 của tạp chí McClure, một bác sĩ đã đỗ lỗi cho râu trên khuôn mặt vì làm lây lan nhiều bệnh truyền nhiễm mà nhân loại đã biết.

“Không có cách nào để tính toán số lượng vi khuẩn và vi trùng độc hại có thể ẩn náu trong những khu rừng rậm Amazon kia. Nhưng số lượng của chúng phải là cả một quân đoàn”, vị bác sĩ này cho biết.

Cập nhật: 23/12/2020 Theo Dân Việt/Pháp luật và bạn đọc
  • 43
  • 3.999