Sự tăng hoặc giảm tạm thời về địa chấn là một phần của sự biến động bình thường tần suất xuất hiện động đất. Cả việc tăng hay giảm tần suất này trên toàn thế giới đều không phải là dấu hiệu cao cho thấy một trận động đất lớn sắp xảy ra.
Số liệu của Hệ thống địa chấn quốc gia tiên tiến của Mỹ (ANSS) cho thấy, số lượng các trận động đất gia tăng trong những năm gần đây, không phải vì có nhiều trận động đất hơn mà vì có nhiều công cụ đo địa chấn hơn và chúng có thể ghi lại nhiều trận động đất hơn.
Trung tâm thông tin động đất quốc gia của Mỹ (NEIC) hiện định vị khoảng 20.000 trận động đất trên toàn cầu mỗi năm hay khoảng 55 trận mỗi ngày. Nhờ những cải tiến trong thông tin liên lạc và sự quan tâm ngày càng tăng đối với các thảm họa thiên nhiên, công chúng hiện biết về động đất nhanh hơn bao giờ hết.
Động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 6/2/2023. (Ảnh: ANews).
Theo hồ sơ lưu trữ trong thời gian dài (kể từ khoảng năm 1900), Trung tâm Khảo sát địa chất Mỹ (USGS) ước tính có khoảng 16 trận động đất lớn trong mỗi năm. Bao gồm 15 trận động đất có độ lớn trong phạm vi 7 và một trận động đất có độ lớn 8,0 hoặc lớn hơn. Trong 40-50 năm qua, hồ sơ lưu trữ của USGS ghi nhận khoảng hơn 10 lần số trận động đất lớn trong một năm vượt quá số lượng trung bình kể trên.
Năm có tổng số trận động đất lớn nhiều nhất được ghi nhận là năm 2010, với 23 trận động đất lớn (có độ lớn lớn hơn hoặc bằng 7,0). Có một số năm, tổng số trận động đất lớn thấp hơn nhiều so với mức trung bình 16 trận động đất lớn hằng năm. Năm 1989 chỉ có 6 trận động đất lớn và 1988 chỉ có 7 trận.
Vấn đề này không dễ xác định. Không có độ lớn nào mà ở mức đó thiệt hại sẽ xảy ra. Nó phụ thuộc vào các yếu tố khác, chẳng hạn như khoảng cách từ trận động đất, loại đất bạn đang ở, công trình xây dựng,... Thiệt hại được cho là thường không xảy ra cho đến khi độ lớn của động đất vào khoảng hơn 4 hoặc 5.
Không, các trận động đất có độ lớn từ 10 trở lên không thể xảy ra. Độ lớn của một trận động đất liên quan đến độ dài của đường đứt gãy mà nó xuất hiện trên đó. Tức là đường đứt gãy càng dài thì động đất càng lớn. Một đường đứt gãy là một vết nứt trong các tầng đá - thành phần tạo nên lớp vỏ Trái đất, dọc theo đường đứt gãy, đá ở hai bên di chuyển qua nhau. Chưa ghi nhận tồn tại một đường đứt gãy đủ dài nào để có thể tạo ra một trận động đất có độ lớn 10 và nếu có, đường đứt gãy này sẽ kéo dài chung quanh gần hết Trái đất.
Trận động đất lớn nhất từng được ghi nhận có độ lớn 9,5 vào ngày 22/5/1960 ở Chile trên một đường đứt gãy dài gần 1.000 dặm… là một “siêu động đất” theo đúng nghĩa của nó.