Vì sao một số người có thể ngủ ít mà không vấn đề gì?

  •  
  • 1.773

Thiên tài Nikola Tesla hay tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ là một trong số ít người ngủ ít hơn 4 tiếng mỗi đêm mà vẫn làm việc bình thường. Dù giấc ngủ ít hơn so với hầu hết dân số nhưng họ vẫn không vấn đề gì. Nguyên nhân thực sự là do quyết tâm hay di truyền?

Các nhà thần kinh học từ Đại học California, San Francisco (UCSF) mới đây đã tìm thấy một gene có thể có tác động trực tiếp đến việc ai đó ngủ bao nhiêu.

Trong báo cáo khoa học, các nhà nghiên cứu cho biết phát hiện ra những người bị đột biến gene dường như vẫn có thể hoạt động tốt chỉ sau 6 giờ ngủ mà không có bất kỳ ảnh hưởng xấu nào liên quan đến vấn đề thiếu ngủ.

Nếu không có đột biến đó, chỉ cần 6 giờ ngủ sẽ khiến bạn ủ rũ, sẽ cần một tách cà phê để tỉnh táo và thậm chí có nguy cơ làm tổn hại sức khỏe của bạn.

Louis Ptáček, nhà thần kinh học tại Đại học California, San Francisco, cho biết: "Thật đáng chú ý khi chúng ta biết rất ít về giấc ngủ, vì người bình thường dành một phần ba cuộc đời họ để làm điều đó. Nghiên cứu này là một khám phá mới thú vị cho phép chúng ta mổ xẻ sự phức tạp của các mạch trong não và các loại tế bào thần kinh khác nhau góp phần vào giấc ngủ và sự tỉnh táo”.

Thực tế, đây không phải là gene đầu tiên mà nhóm nghiên cứu phát hiện có liên quan đến việc chúng ta cần ngủ bao nhiêu.

Năm 2009, các nhà nghiên cứu trong một phòng thí nghiệm khác đã phát hiện ra rằng những người đã thừa hưởng một đột biến đặc biệt trong gene có tên là DEC2 trung bình chỉ 6,25 giờ ngủ mỗi đêm, trong khi những người thiếu đột biến trung bình ngủ đến 8,06 giờ.

Loại gene mới này được đưa ra ánh sáng khi các nhà nghiên cứu tìm thấy một gia đình ngủ ngắn tự nhiên không có đột biến DEC2. Các nhà nghiên cứu đã sàng lọc gene giữa những người có kiểu ngủ ngắn tự nhiên và tìm thấy một đột biến gene nhẹ với gene khác.

Các gene trong câu hỏi, ADRB1, dường như ảnh hưởng đến các tế bào thần kinh và mức độ hoạt động của chúng trong một vùng não được biết đến để kiểm soát các giai đoạn của giấc ngủ.

Để tìm hiểu sâu hơn về câu đố, sau đó họ biến đổi gene để mang biến thể ADRB1 đột biến. Những con chuột có tế bào thần kinh ADRB1 đột biến đã ngủ trung bình ít hơn 55 phút so với những con chuột thông thường.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, những con chuột có tế bào thần kinh ADRB1 điển hình ở khu vực này hoạt động nhiều hơn trong lúc thức giấc và REM (chuyển động mắt nhanh), giai đoạn sâu của giấc ngủ liên quan đến giấc mơ (mặc dù hoạt động khá yên tĩnh trong thời gian không REM). Có vẻ như đột biến ADRB1 đang ảnh hưởng đến nhịp sinh học của chuột.

"Giấc ngủ rất phức tạp", Ptáček nói thêm. "Chúng tôi không nghĩ rằng có một gene hoặc một vùng não bảo cơ thể chúng ta ngủ hay thức. Đây chỉ là một trong nhiều phần mà thôi”.

Cập nhật: 08/10/2019 Theo Dân Trí
  • 1.773