Các chuyên gia đã tìm được một số bức tranh chân dung đặt lên gương mặt xác ướp Ai Cập. Điều này khiến nhiều người tò mò vì sao người Ai Cập cổ đại làm vậy.
Trong những thập kỷ gần đây, các nhà khảo cổ đã tìm thấy nhiều xác ướp Ai Cập có niên đại hàng ngàn năm tuổi trong các khu nghĩa địa cổ xưa.
Trong quá trình kiểm tra, các chuyên gia phát hiện trên phần mặt các xác ướp có đặt tranh chân dung. Họ suy đoán những bức vẽ này khắc họa gương mặt người quá cố. Từ đây, các chuyên gia dành nhiều thời gian và công sức để giải mã mục đích người xưa tạo ra những bức tranh chân dung đặt trên gương mặt xác ướp.
Phần mặt các xác ướp có đặt tranh chân dung.
Sau một thời gian tìm kiếm thông qua các sử liệu, các chuyên gia biết được người Ai Cập thực hiện vẽ tranh chân dung rồi đặt lên mặt xác ướp kể từ năm 100 sau Công nguyên trở đi. Vào thời điểm đó, Ai Cập rất phổ biến nghệ thuật hội họa. Hầu hết các gia đình đều treo một số bức tranh trong nhà.
Màu sắc chủ yếu được dùng để vẽ tranh chân dung xác ướp là màu chàm. Các chuyên gia suy đoán màu sắc này có thể được tận dụng từ phụ phẩm tái chế của ngành dệt.
Phần lớn các bức chân dung xác ướp đều thuộc về những cá nhân qua đời trong độ tuổi từ 20 - 40. Điều này khiến các chuyên gia suy đoán người Ai Cập cổ đại có tuổi thọ trung bình dưới 40 tuổi.
Màu sắc chủ yếu được dùng để vẽ tranh chân dung xác ướp là màu chàm.
Theo các chuyên gia, người Ai Cập vẽ và đặt tranh chân dung lên khuôn mặt của xác ướp có thể hy vọng linh hồn sẽ nhớ dung mạo của mình khi sang thế giới bên kia.
Nhờ những bức tranh này, các chuyên gia hy vọng sẽ sớm có thể giải mã được những bí ẩn về kỹ thuật vẽ tranh chân dung xác ướp của người Ai Cập thời cổ đại.