Tại sao ta lại thường được tiêm vắc xin vào bắp tay?

  •  
  • 1.655

Đa số chúng ta có một vết sẹo trên cánh tay, là bằng chứng không thể chối cãi về quá khứ “đã từng trải qua đau khổ”, ấy là vết sẹo để lại do mũi kim tiêm vắc xin. Nhưng tại sao vết sẹo này lại nằm trên tay nhỉ? Chẳng nhẽ bác sĩ không thể tiêm nơi khác? Theo lời Phó Giáo sư Elizabeth Richards hiện đang công tác tại Đại học Purdue, đây là lời lý giải khoa học đằng sau việc này.

Điều đầu tiên cần lưu ý, hầu hết, chứ không phải tất cả, các vắc xin được tiêm vào cơ bắp. Kỹ thuật này có tên chuyên ngành là “tiêm bắp - intramuscular injection”. Một số vắc xin được đưa vào cơ thể qua đường uống, một số khác lại được tiêm dưới da.

Vậy tại sao đa số vắc xin được tiêm vào bắp? Cụ thể, tại sao lại vào vị trí cơ delta?

Hầu hết, chứ không phải tất cả, các vắc xin được tiêm vào cơ bắp.
Hầu hết, chứ không phải tất cả, các vắc xin được tiêm vào cơ bắp.

Cơ bắp có tế bào miễn dịch

Cơ là địa điểm nhận vắc xin lý tưởng, bởi lẽ các mô cơ chứa những tế bào miễn dịch quan trọng. Chúng có khả năng nhận ra các antigen, những mảnh của virus/vi khuẩn có trong vắc xin, vốn có thể kích thích hệ miễn dịch của cơ thể.

Với vắc xin Covid-19 đã và đang được tiêm toàn cầu, cơ thể con người không được nhận antigen mà là một “bản hướng dẫn” sản xuất antigen. Những tế bào miễn dịch trong mô cơ sẽ nhận những antigen này, đưa chúng vào hạch bạch huyết.

Hạch bạch huyết là một trong những bộ phận đóng vai trò trọng yếu trong hoạt động của hệ miễn dịch. Chúng sở hữu một lượng lớn tế bào miễn dịch mang khả năng nhận dạng angiten trong vắc xin và khởi động quá trình tạo kháng thể. Bởi lẽ con người sở hữu một cụm hạch bạch huyết nằm ngay dưới nách, gần khu vực cơ delta, nên tín hiệu sẽ không mất thời gian chạy khắp cơ thể để khởi động chu trình miễn dịch.

Cơ bắp sẽ giúp khoanh vùng hoạt động “phát thuốc”

Mơ cơ sẽ giữ cho phản ứng với vắc xin nằm gọn trong một khu vực, khi mà việc tiêm vắc xin vào bó cơ delta sẽ khiến vùng được tiêm sưng hoặc nhức mỏi. Một số loại vắc xin được tiêm vào mô mỡ sẽ khiến vùng được tiêm sưng tấy, bởi lẽ mô mỡ ít được tiếp máu và làm việc hấp thụ thành tố vắc xin khó khăn hơn vài lần. Một số vắc xin kèm tá dược cần phải được tiêm vào mô cơ để tránh hiện tượng sưng tấy, bởi lẽ tá dược có thể gây ra nhiều phản ứng phụ.

Kích cỡ cơ cũng ảnh hưởng tới việc cơ thể nhận vắc xin. Người lớn và trẻ trên ba tuổi nhận vắc xin qua bắp tay, trong khi đó trẻ nhỏ hơn sẽ được tiêm vắc xin ở giữa đùi, bởi lẽ cơ tay của trẻ vẫn chưa đủ phát triển để nhận thuốc. Ngoài lý do trên, việc người lớn cởi quần chỉ để nhận vắc xin cũng sẽ khiến quá trình tiêm thêm… phức tạp.

Mơ cơ sẽ giữ cho phản ứng với vắc xin nằm gọn trong một khu vực
Mơ cơ sẽ giữ cho phản ứng với vắc xin nằm gọn trong một khu vực.

Đa số chúng ta đã được tiêm phòng đầy đủ nhiều tháng sau khi lọt lòng, đã quên mất cảm giác được tiêm thuốc dù vết sẹo vẫn còn hiện hữu trên bắp tay. Đại dịch Covid-19 vẫn đang hoành hành tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, sẽ là cơ hội để bạn sống lại những giây phút tuổi thơ của nước mắt và “kiến cắn”. 

Có lẽ, khi may mắn được nhận vắc xin Covid-19, bạn sẽ không còn được dỗ dành ngon ngọt như khi còn bé đâu. Nhưng ít ra, bây giờ bạn đã hiểu tại sao bác sĩ lại quyết định tiêm thuốc vào bắp tay như vậy.

Cập nhật: 10/08/2021 Theo Pháp luật và bạn đọc
  • 1.655