Xác ướp tê giác duy nhất còn nguyên vẹn từ Kỷ Băng hà

  •  
  • 1.417

Trang National Geographic đưa tin, các nhà nghiên cứu của Nga mới đây đã phục dựng thành công xác ướp tê giác lông mượt được lưu giữ nguyên vẹn suốt 34.000 năm trong lớp băng.

Được biết, cá thể tê giác lông mượt này được tìm thấy lần đầu tiên năm 2015. Qua tìm hiểu, xác tê giác lông mượt còn nguyên vẹn, được lưu giữ nguyên vẹn suốt 34.000 năm dưới lớp đất đóng băng vĩnh cửu ở Siberia và được đặt tên là Sasha.

Sasha chôn vùi dưới lớp băng tuyết 34.000 năm.
Sasha chôn vùi dưới lớp băng tuyết 34.000 năm.

Giới khoa học Nga chưa rõ Sasha là mang giới tính đực hay cái nhưng xác của tê giác lông mượt (Coelodonta antiquitatis) cực kỳ hiếm gặp.

Bởi vậy, nhóm chuyên gia thuộc Viện khảo cổ - Viện Hàn lâm khoa học Nga và Viện Hàn lâm khoa học Sakha ở Đông Bắc nước Nga đã cố gắng phục dựng lại Sasha từ những mảnh nhỏ.

Cụ thể, họ phải làm sạch xác tê giác, phân tích mẫu răng để xác định thời điểm chết của cá thể. Nhóm nghiên cứu phát hiện Sasha tử nạn khi 7 tháng tuổi - một độ tuổi quá nhỏ. Tuy vậy, Sasha cũng đã dài tới 1,5m, cao khoảng 0,8m - bằng kích thước của tê giác hiện đại châu Phi lúc 18 tháng tuổi.

Sasha khi được phát hiện lần đầu vào năm 2015.
Sasha khi được phát hiện lần đầu vào năm 2015.

Nhà khoa học Olga Potapova - người tham gia nghiên cứu chia sẻ: "Sasha chết như thế nào và được bảo quản nguyên vẹn vẫn là điều bí ẩn với các nhà cổ sinh vật học. Tất cả những gì chúng tôi biết, hiểu về Kỷ Băng hà hay động vật sinh sống thời đó vẫn còn rất nhỏ".

Thế nên theo giới nghiên cứu, phát hiện này sẽ cho phép họ hiểu hơn những mặt khác nhau về sinh học và hình thái học của tê giác lông mượt. Qua đó, ta hiểu hơn được chúng ăn gì, khác biệt thế nào với những loài tê giác lông xoăn, bò rừng hay tê giác khác.

Cũng có 1 vài giả thuyết được đưa ra nhằm giải thích lý do tê giác lông mượt tuyệt chủng. Có thông tin cho rằng, chúng tuyệt chủng là do bất thường về gene. Đó là bởi khi xem xét mẫu xương hóa thạch, họ phát hiện nhiều mẫu chứa xương sườn cổ - hội chứng gắn liền với khuyết tật bẩm sinh.

Hình ảnh phục dựng loài tê giác lông mượt.
Hình ảnh phục dựng loài tê giác lông mượt.

Do đó, họ suy đoán rất có thể giao phối cận huyết đã khiến lượng tê giác sụt giảm, từ đó tuyệt chủng.

Nhưng cũng có giả thuyết nói biến đổi khí hậu đã tác động đến môi trường kiếm ăn của động vật ăn cỏ, kéo theo sự tuyệt chủng loài lớn như sư tử, tê giác... Ngoài ra, không loại trừ giả thuyết con người chính là thủ phạm khiến tê giác hoàn toàn biến mất trên hành tinh này.

Mặc cho nhiều giả thuyết đưa ra, giới khoa học vẫn tiếp tục tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến cái chết của loài tê giác lông mượt này.

Cập nhật: 26/01/2018 Theo helino
  • 1.417