Xuất hiện loại quan tài "tiêu hóa" thi thể

  •  
  • 1.772

Ý tưởng "tiêu hóa" thi thể người đã từ trần là lựa chọn mới để bảo vệ môi trường sau hỏa táng và địa táng.

Alkaline hydrolysis (thủy phân kiềm) có rất nhiều tên gọi khác, như "an táng sinh học" "an táng lỏng" hay "an táng không lửa". 40 năm qua, phương pháp này chỉ được dùng để xử lý xác động vật, hay thi thể những người hiến xác phục vụ thí nghiệm khoa học.

Thi thể sẽ được đưa vào hòm có dung dịch chứa chất phân rã.
Thi thể sẽ được đưa vào hòm có dung dịch chứa chất phân rã. (Ảnh minh họa).

Khoảng 10 năm trở lại đây, thủy phân kiềm đã được nhiều bang tại Mỹ và 3 tỉnh Canada phê chuẩn sử dụng cho người chết. Trong năm vừa qua, thành phố nhỏ Smiths Falls phía tây nam Ottawa đã thực hiện 200 ca.

Aquagreen Dispositions, đơn vị thực hiện an táng sinh học giải thích rằng thủy phân đưa cơ thể trở lại dạng vật chất nguyên thủy tương tự như địa táng, nhưng chỉ mất so với 15, 20 năm phân hủy tự nhiên.

Một lò thủy phân trong phòng thí nghiệm.
Một lò thủy phân trong phòng thí nghiệm.

Thi thể sẽ được đưa vào hòm 1500 lít dung dịch chứa 95% nước và 5% potassium hydroxide hoặc sodium hydroxide, sau đó đun ở nhiệt độ 175 độ C trong 3 tiếng. "Sản phẩm" sẽ bao gồm dung dịch màu nâu được đưa tới nơi xử lý chất thải, còn xương được lọc ra, nghiền thành bột và trả lại cho gia đình.

Cách này sẽ thải 50kg CO2 vào bầu khí quyển, ít hơn nhiều so với 250kg từ hỏa táng.

Đây được coi là cách xử lý thân thiện với môi trường vì sử dụng ít nhiên liệu hóa thạch và ít khí thải. Caitlin Doughty, một kỹ thuật viên xếp hạng mức độ "xanh" của các loại an táng, trên nhất là chôn không dùng quan tài, thủy phân kiềm, sau đó là hỏa táng và cuối cùng là địa táng truyền thống.

Tuy nhiên, sáng kiến này vấp phải nhiều phản đối đặc biệt là từ giáo hội Công giáo, cho rằng cách này thiếu tôn trọng người đã khuất do một số thành phần bóc tách được xả thẳng xuống đường nước thải.

Phần xương được xử lý để đưa vào hộp cho thân nhân người chết.
Phần xương được xử lý để đưa vào hộp cho thân nhân người chết.

Ngoài các vấn đề về quy định xử lý chất thải và tâm linh, trở ngại lớn nhất là chi phí. Giá 3000 USD chỉ tương đương hỏa táng, nhưng nhà tang lễ sẽ rất tốn kém khi mua thiết bị. Một "quan tài" thủy phân xác mất tới 400.000 USD, rất khó để "huề vốn" trong khi nhiều người vẫn còn e dè.

Thực tế đã từng có tiền lệ với hỏa táng trước đó. Suốt 15 năm qua, tỷ lệ người Mỹ chọn hỏa táng tăng lên gấp đôi, nhờ vào việc tuyên truyền bảo vệ môi trường. Có lẽ trong tương lai sẽ chẳng mấy ai nghĩ ngợi nếu như cơ thể mình được xả đi đâu đó.

Cập nhật: 27/06/2016 Theo Dân Việt
  • 1.772