Ý nghĩa của bánh chưng ngày Tết không phải ai cũng biết

  •   3,910
  • 15.119

Bánh chưng là món ăn truyền thống trong mâm cỗ Tết của người Việt nhưng đâu phải ai cũng biết ý nghĩa của bánh chưng như thế nào. Là người Việt, việc tìm hiểu ý nghĩa của bánh chưng là điều cần thiết. Nếu chưa biết, cùng chúng tôi tìm hiểu ý nghĩa của bánh chưng như thế nào nhé.

Nguồn gốc của bánh chưng bánh giầy

Bánh chưng hình vuông, màu xanh, tượng trưng trái Đất, âm. bánh giầy hình tròn, màu trắng, tượng trưng Trời, dương, thể hiện triết lý Âm Dương, Dịch, Biện chứng Đông Phương nói chung và triết lý Vuông Tròn của Việt Nam nói riêng.

Bánh chưng âm giành cho Mẹ, bánh giầy dương giành cho Cha. Bánh chưng bánh giầy là thức ăn trang trọng, cao quý nhất để cúng Tổ tiên, thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn, nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục to lớn, bao la như trời đất của cha mẹ.

Bánh chưng bánh dầy có từ thời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi phá xong giặc Ân.
Bánh chưng bánh giầy có từ thời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi phá xong giặc Ân.

Theo truyền thuyết, bánh chưng bánh giầy có từ thời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi phá xong giặc Ân. Vua muốn truyền ngôi cho con, nhân dịp đầu xuân, mới hội các con mà bảo rằng: "Con nào tìm được thức ngon lành để bày cỗ dâng cúng tổ tiên có ý nghĩa hay thì ta truyền ngôi cho".

Các con trai đua nhau kiếm của con vật lạ, hy vọng được làm vua. Người con trai thứ mười tám của Hùng Vương thứ 6 là Lang Liêu (tên chữ gọi là Tiết Liêu), tính tình thuần hậu, chí hiếu, song vì mẹ mất sớm, không có người mẹ chỉ vẽ cho, nên rất lo lắng không biết làm sao, bỗng nằm mơ thấy một vị thần bảo: "Vật trong trời đất không có gì quí bằng gạo, là thức ăn nuôi sống người. Nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng trưng Trời Đất. Lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột để tượng hình cha mẹ sinh thành". Lang Liêu tỉnh dậy, mừng rỡ làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp, đậu xanh thật tốt, thịt lợn (heo) ba rọi dày thật tươi.

Đến hẹn, các lang (con vua) đều đem cỗ tới, đủ cả sơn hào hải vị. Lang Liêu chỉ có bánh giầy bánh Chưng. Vua lấy làm lạ hỏi, ông đem thần mộng tâu lên. Vua nếm bánh, thấy ngon, lại khen có ý nghĩa hay, bèn truyền ngôi cho Lang Liêu, tức đời vua Hùng Vương thứ 7.

Từ đó, cứ đến Tết nguyên đán hay các đám cưới, thờ cúng, lễ hội... dân gian cùng nhau làm bánh chưng, bánh giầy sau thành tục lệ để cúng Tổ tiên, cúng Trời Đất, là món ăn không thể thiếu của người dân Việt Nam những ngày Tết. Chẳng thế mà dân gian Việt Nam có câu:

Bên ngoài xanh lá dong xanh.

Bên trong nếp mỡ, đỗ hành hạt tiêu.

Gói nghĩa tình, gói yêu thương.

Dẻo thơm từ thuở Lang Liêu tới giờ.

Ý nghĩa nhân sinh, văn hóa của tục gói bánh chưng, bánh dày:

Bánh chưng và bánh dày tượng trưng cho triết lí Vuông Tròn của người Việt nói riêng và triết lí Âm Dương nói chung.

Ý nghĩa bánh chưng bánh dày ngày Tết

Bánh chưng bánh dày
Bánh chưng, bánh dày ngày Tết thể hiện được chữ hiếu của người con với cha mẹ.

Cùng với truyền thuyết xa xưa ấy, chiếc bánh chưng, bánh dày gói ghém trong đó cả một nền văn minh nông nghiệp lúa nước thời bấy giờ.

Bên ngoài của chiếc bánh chưng là lá dong gói có sẵn trong tự nhiên, bên trong được chế biến từ gạo nếp, đậu xanh, hành, thịt heo,... đều là những nguyên liệu nấu ăn truyền thống của dân tộc.

Chính vì vậy bánh chưng, bánh dày xuất hiện vào ngày Tết để thể hiện sự biết ơn trời đất đã cho mưa thuận gió hòa, để mùa màng bội thu đem lại cuộc sống ấm no cho con người.

Bánh dày tượng trưng cho trời, màu trắng, hình tròn, nhỏ gọn trong lòng bàn tay, được nặn thành 2 nửa hình vòng cung rất đẹp, bên trên và dưới đều có 2 miếng lá chuối đậy lên.

Bánh chưng có màu xanh, được gói theo hình vuông lớn, tượng trưng cho đất. Sự kết hợp của bánh chưng xanh và bánh dày tượng trưng cho sự kết hợp và gắn kết của đất trời. Hơn hết, người Việt Nam gắn liền với văn hóa lúa nước, phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thiên nhiên, trong đó đất trời là yếu tố quyết định. Chính vì lẽ đó, người ta chọn dâng bánh chưng và bánh dày vào ngày Tết để thể hiện lòng biết ơn trời đất tạo điều kiện mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, nhà nhà ấm no hạnh phúc.

Bánh chưng thể hiện hình tượng của vùng đất bao la, đức hạnh của Mẹ, sự hy sinh cao cả và hiền diệu của người phụ nữ mà tiêu biểu là Mẹ Âu Cơ. Bánh chưng được gói thành từ nhiều lớp lá, cẩn thận, nhẹ nhàng bao bọc lấy lớp nhân bên trong một cách gọn gàng như lòng mẹ luôn bao bọc và chở che cho các con khỏi giông bão cuộc đời.

Nếu như bánh chưng là hiện thân của Mẹ, thì bánh dày chính là sức mạnh của Rồng, sự hy sinh lớn lao của Cha. Bánh dày đại diện cho những người đàn ông trụ cột trong gia đình, là lễ vật khát vọng cho những mong muốn thăng quan tiến chức, học hành đỗ đạt thành tài.

Bánh chưng bánh dày là thức ăn trang trọng, cao quý nhất để cúng tổ tiên, thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn, nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục to lớn, bao la như trời đất của cha mẹ. Phong tục truyền thống thờ cúng và thưởng thức bánh chưng ngày Tết của người Việt Nam vừa mang nét văn hóa tín ngưỡng tâm linh, vừa là tinh hoa ẩm thực, trí tuệ của người Việt Nam.

Bánh chưng, bánh giầy đã trở thành một nét văn hóa, một món ăn truyền thống và lâu đời ở Việt Nam. Nét độc đáo này đã góp phần làm đẹp hình ảnh Việt trong mắt bạn bè quốc tế. Dù ai xa quê cũng mong được về nhà bên nồi bánh mỗi dịp giao thừa đón năm mới.

Cập nhật: 10/01/2023 Tổng Hợp
  • 3,910
  • 15.119