10 khám phá ngoài sức tưởng tượng trong vũ trụ

  •   3,524
  • 64.536

Khám phá vũ trụ luôn là khát khao của con người để tìm hiểu về thế giới bên ngoài trái đất. Trong hành trình đó, con người đã phát hiện ra những vật thể quan trọng trong vũ trụ đánh dấu thành tựu đỉnh cao của trí tuệ và vượt xa trí tưởng tượng của con người.

Cực tiểu hành tinh

Cực tiểu hành tinh

Vào đầu năm 2013, Đài quan sát vũ trụ Kepler (thuộc NASA, Mỹ) đã phát hiện ra một hệ thống sao gồm ba hành tinh, trong đó có một hành tinh nằm ngoài Hệ Mặt trời được xem là nhỏ nhất cho đến thời điểm hiện tại. Cực tiểu hành tinh này được các nhà khoa học đặt tên là Kepler 37-b. Kích thước của nó còn nhỏ hơn sao Thủy và chỉ lớn hơn đường kính của Mặt Trăng 200km. Theo các nhà khoa học, hầu hết các hành tinh nằm ngoài Hệ Mặt trời đều có kích thước lớn hơn nhiều so với Trái Đất, và thường bằng kích thước của sao Mộc.

Kepler 37-b chỉ lớn hơn đường kính của Mặt Trăng 200km

Cả 3 hành tinh này cùng quay quanh một ngôi sao màu vàng giống Mặt trời, nằm cách Trái đất 210 năm ánh sáng. Nhiệt độ trên bề mặt của hành tinh tí hon này lên tới 420 độ C, khiến nước và sự sống không thể tồn tại.

Dựa trên kích thước nhỏ bé và bề mặt quá nóng, các nhà thiên văn học nhận định, hành tinh Kepler-37b dường như không có bầu khí quyển. Cùng với đó, Kepler-37b chỉ mất 13 ngày để hoàn thành một vòng quỹ đạo quanh ngôi sao mẹ.

Bong bóng Fermi siêu khổng lồ của dải Ngân Hà

Bong bong Fermi siêu khổng lồ của dải ngân hà

Nếu xoay dải Ngân Hà theo phương ngang, chúng ta sẽ quan sát thấy những bong bóng Fermi khổng lồ trải dài ở hai mặt phẳng Bắc và Nam của trung tâm Ngân Hà. Bong bóng Fermi là hai tinh cầu siêu khổng lồ, có đường kính lên đến 50.000 năm ánh sáng, tương đương với ½ đường kính của dải Ngân Hà. Một chùm ánh sáng có vận tốc hơn 1 triệu km/h cũng sẽ phải mất tới 50.000 năm để có thể di chuyển từ gờ "bong bóng" tia gamma này tới gờ "bong bóng" tia gamma còn lại.

Bong bóng Fermi là hai tinh cầu siêu khổng lồ

Các nhà thiên văn học của NASA đến nay vẫn chưa tìm ra nguồn gốc xuất xứ của bong bóng Fermi. Theo giả thuyết, bong bóng Fermi hình thành từ lượng khí phun trào từ các lỗ đen siêu khổng lồ trong lõi Ngân Hà của chúng ta.

Theia

Theia

Hơn 4 tỉ năm về trước, Hệ Mặt trời khởi nguyên của chúng ta trông rất hỗn độn và cực kỳ nguy hiểm. Khi đó, trong Hệ Mặt trời chỉ rải rác các khối đá và băng, vì thế, sự va chạm xảy ra rất thường xuyên.

Một trong những lý thuyết phổ biến về sự ra đời của Mặt Trăng được cho là bắt nguồn từ một trong những vụ va chạm cực đại này. Theo các nhà khoa học, Trái đất thời nguyên thủy đã va chạm với một hành tinh có cùng kích cỡ với sao Hỏa tên là Theia. Sau vụ va chạm mảnh vỡ còn sót lại đã nằm trong quỹ đạo của Trái đất và hình thành nên Mặt trăng như ngày nay.

Trái đất thời nguyên thủy đã va chạm với một hành tinh có cùng kích cỡ với sao Hỏa tên là Theia

Nếu va chạm đó xảy ra trực tiếp hơn, hoặc gần hơn về phía 2 cực, hoặc phía đường xích đạo thì đã có một kết cục khác. Lúc đó, Trái đất chắc có lẽ đã hoàn toàn bị xóa sạch.

Bức tường thiên hà khổng lồ Sloan

Bức tường thiên hà Sloan

Bức tường khổng lồ Sloan (Sloan Great Wall) là một bức tường thiên hà siêu khổng lồ, tập hợp hàng trăm triệu ngân hà lớn nhỏ khác nhau trong vũ trụ. Đây được xem là một trong những cấu trúc lớn nhất trong vũ trụ từ trước tới nay, với đường kính lên đến 1,4 tỷ năm ánh sáng. Theo các nhà khoa học, Sloan Great Wall là kết quả trực tiếp từ vụ nổ Big Bang và có thể quan sát được dưới bước sóng ngắn.

Lỗ đen cực tiểu

Lỗ đen cực tiểu

Không có gì đáng sợ và nguy hiểm hơn các lỗ đen trong vũ trụ, chúng được mệnh danh là những “chiếc hố tử thần” hay “kẻ giết người ghê rợn” trong vũ trụ bao la. Các nhà thiên văn học đã từng khám phá ra rất nhiều lỗ đen siêu khổng lồ, có kích thước lớn gấp hàng tỉ lần so với Mặt trời. Nếu lỗ đen được các nhà thiên văn học phát hiện trước kia có khối lượng gấp 14 lần Mặt trời thì lỗ đen cực tiểu này chỉ lớn hơn Mặt trời 3 lần. Có tên khoa học là IGR, lỗ đen này thuộc chòm sao Bọ Cạp trong dải Ngân hà. Mặc dù bé, nhưng lỗ đen IGR vẫn có thể dễ dàng hút các hành tinh khi bay lạc trong vũ trụ.

Lỗ đen cực tiểu này chỉ lớn hơn Mặt trời 3 lần

Thiên hà siêu nhỏ

Thiên hà siêu nhỏ

Các thiên hà vốn được biết cấu trúc khổng lồ, tập hợp hàng nghìn tỉ ngôi sao xen lẫn bụi, khí và vật chất tối bao quanh. Tuy nhiên, vào năm 2009 các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện ra một thiên hà cực nhỏ có tên là Segue 2. Thiên hà lùn này chỉ chứa khoảng 1000 ngôi sao, trở thành một trong những vệ tinh nhỏ và mờ nhạt nhất trong dải Ngân hà của chúng ta.

Việc khám phá ra Segue 2 có ý nghĩa rất lớn đối với toán học và thiên văn, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về sự hình thành của thiên hà và bổ sung thêm bằng chứng về sự tồn tại của lỗ đen.

Hố va chạm lớn nhất Hệ Mặt trời

Hố va chạm lớn nhất Hệ Mặt trời

Kể từ khi chúng ta bắt tay vào nghiên cứu sao Hỏa một cách tường tận thì đã có nhiều tranh cãi liên quan đến việc tìm ra nguyên nhân khiến cho bề mặt sao Hỏa lồi lõm không đều như vậy. Sở dĩ có hiện tượng này là do, theo các nhà khoa học, hố va chạm lớn nhất Hệ Mặt trời được tìm thấy trên phần lưu vực Borealis thuộc bán cầu bắc ở sao Hỏa. Hố này rộng đến 8.500 km (chiếm 40% diện tích bao phủ bề mặt sao Hỏa). Hố va chạm lớn thứ hai Hệ Mặt trời cũng thuộc sao Hỏa nhưng có kích thước nhỏ hơn 4 lần. Các nhà khoa học kết luận rằng, để có được miệng hố lớn đến như vậy thì vật thể va chạm vào sao Hỏa phải có kích thước lớn hơn sao Diêm vương.

Điểm cận nhật nhất trong Hệ Mặt trời

Điểm cận nhật nhất trong Hệ Mặt trời

Các nhà khoa học đã phát hiện ra tiểu hành tinh có tên khoa học là 2000 BD19 là thiên thể nằm gần Mặt trời nhất so với các hành tinh khác, đặc biệt là sao Thủy, trong hệ Mặt trời. Vì nằm gần Mặt trời nên tiểu hành tinh với quỹ đạo nhỏ nhất này có nhiệt độ nóng khủng khiếp. Nhiệt độ tại 2000 BD19 có thể làm tan chảy kẽm, chì. Nhờ phát hiện ra tiểu hành tinh cận nhật nhất này, các nhà khoa học có thêm một bước tiến trong việc tìm hiểu những yếu tố có thể làm thay đổi hướng quỹ đạo của một hành tinh, từ đó có thể nghiên cứu tỉ mỉ các vật thể gần Trái Đất hơn.

Chuẩn tinh cực già

Chuẩn tinh cực già

Chuẩn tinh là những vật thể sáng nhất và xa nhất trong phần vũ trụ nhìn thấy, chúng còn có tên là “nguồn phát bức xạ giống sao”. Các nhà thiên văn học đã phát hiện ra một chuẩn tinh và đặt tên là ULAS J1120+0641. ULAS được xem là chuẩn tinh già nhất trong vũ trụ. Nó xuất hiện khoảng 800 triệu năm sau vụ nổ Big Bang. Được biết, chuẩn tinh có nguồn gốc từ lỗ đen siêu nặng, bay trong vũ trụ với vận tốc bằng 240.000km/giây, tương đương với 80% vận tốc ánh sáng.

Mặt trăng Titan của sao Thổ

Mặt trăng Titan của sao Thổ

Tàu thăm dò vũ trụ Cassini từng gửi về Trái Đất những hình ảnh tuyệt đẹp của bề mặt Mặt trăng Titan của sao Thổ. Khu vực dài 1000km ở cực Bắc Mặt trăng này tuy không có nước tồn tại nhưng lại chứa đầy methane và ethane ở dạng lỏng. Titan là vệ tinh lớn nhất của sao Thổ, có đường kính lớn hơn 50% so với Mặt trăng của Trái Đất. Do có bầu khí quyển đặc biệt, phần lớn là khí nitơ, nên các nhà khoa học đang mất rất nhiều thời gian để tìm hiểu nguồn gốc của nó.

Titan là vệ tinh lớn nhất của sao Thổ,

Cập nhật: 29/06/2017 Tổng hợp
  • 3,524
  • 64.536