14 quốc gia có phong tục và thói quen kỳ lạ đến mức nhiều người thấy sốc khi ghé thăm

  •   4,26
  • 7.376

Đọc và chuẩn bị trước đi, kẻo có ngày bạn sẽ thấy shock thật sự đấy.

Shock văn hóa là một khái niệm chỉ cảm giác bỡ ngỡ, bối rối của chúng ta khi phải tiếp xúc và làm việc trong một môi trường mới. Cú shock ấy nặng hay nhẹ sẽ phụ thuộc vào việc bạn ở đó bao lâu, và sự khác biệt với môi trường sống của bạn trước đó.

Tuy nhiên ở một số quốc gia, có những phong tục, thói quen kỳ lạ đến mức ai đến và trải nghiệm cũng cảm thấy ngỡ ngàng.

1. Ấn Độ: Không có giấy vệ sinh

Ấn Độ không có giấy vệ sinh

Nếu mong chờ về một mảnh giấy vệ sinh sau khi "xả hầm" trong toilet ở Ấn Độ, bạn sẽ sớm phải thất vọng đấy. Bởi lẽ, đa số các nhà vệ sinh của quốc gia này không trang bị giấy vệ sinh. Thay vào đó, họ sẽ đặt một xô nước nhỏ bên cạnh để bạn tự vệ sinh cá nhân sau khi hành sự.

Lý do là vì hệ thống thoát nước của nhiều nhà vệ sinh tại Ấn Độ không thực sự tốt. Nếu ai cũng dùng giấy vệ sinh và thả vào đó, ống thoát có thể bị tắc và gây ra... thảm họa cho người dùng sau.

2. Indonesia: Không tắm, không đi vệ sinh sau khi cưới

Indonesia: Không tắm, không đi vệ sinh sau khi cưới

Đó là chuyện sẽ xảy ra nếu bạn ghé thăm cộng đồng người Tidong tại Indonesia. Phong tục của bộ tộc này yêu cầu các cặp đôi sau khi cưới không được phép bước vào nhà tắm trong vòng 3 ngày để tránh xui rủi, với hy vọng rằng mối tình ấy sẽ được suôn sẻ, không trắc trở và có nguy cơ ly dị.

Nói một cách đơn giản thì cô dâu chú rể trong vòng 3 ngày sẽ không được tắm, cũng không được đi vệ sinh. Để đảm bảo phong tục được thực hiện một cách nghiêm túc, gia đình sẽ theo sát cặp đôi trong những ngày này. Họ cũng chỉ được cung cấp một lượng nhỏ đồ ăn thức uống để hạn chế nhu cầu "hái hoa" và "đi vũ trụ".

3. Kenya: Nhổ nước bọt để chào hỏi

Kenya: Nhổ nước bọt để chào hỏi

Nhổ nước bọt là một hành vi được xem là thô lỗ ở nhiều nền văn hóa, nhưng khi đến thăm bộ tộc Maasai tại Kenya thì hãy chuẩn bị tinh thần nhìn thấy hành vi này thường xuyên đi.

Người dân tộc Maasai có truyền thống nhổ nước bọt để chào hỏi và thể hiện sự tôn trọng với người đối diện. Họ cũng bắt tay khi chào khách, nhưng trước đó sẽ nhổ nước bọt ra lòng bàn tay. Khi đón chào một em bé ra đời họ cũng làm như vậy, nhằm mang lại may mắn cho bé.

4. Mexico: Đừng bao giờ tặng hoa hồng vàng

Mexico: Đừng bao giờ tặng hoa hồng vàng

Hoa hồng là một món quà khá an toàn tại bất kỳ nền văn hóa nào trên thế giới. Tuy nhiên ở một số quốc gia như Mexico, mỗi màu sắc của hoa hồng lại có ý nghĩa khác nhau.

Nếu bạn muốn tặng hoa hồng cho ai từ Mexico, hãy đảm bảo là né màu vàng ra. Đây là màu sắc tượng trưng cho sự chết chóc trong văn hóa của quốc gia này.

5. Đức: Những đám cưới "đổ vỡ"

Đức: Những đám cưới "đổ vỡ"

Người Đức cũng có một phong tục liên quan đến đám cưới, khá thú vị nhưng có thể khiến người ngoài cảm thấy sợ hãi mang tên Polterabend.

Trước lễ cưới vài tuần là lúc Polterabend diễn ra. Cô dâu, chú rể sẽ mời bạn bè và người thân tham dự tục lệ này. Yêu cầu duy nhất dành cho khách mời là mỗi người sẽ mang theo một vật dụng làm từ gốm sứ hoặc thủy tinh trong nhà - như bát, chén, đĩa - và họ sẽ có nhiệm vụ... đập cho hết chỗ vật dụng ấy ở nhà cặp đôi.

Phong tục này mang ý nghĩa phá vỡ cuộc sống trước kia và bắt đầu một hành trình mới sau hôn nhân. Ngoài ra, tục lệ này được cho là mang lại may mắn, ngan cản những thời khắc "chiến tranh" giữa 2 vợ chồng.

6. Venezuela: Luôn đi muộn

Venezuela: Luôn đi muộn

Ai cũng ghét những người có thói quen cao su thời gian, nhưng ở Venezuela thì không.

Dù là đi dự sự kiện, họp mặt hay tiệc tùng, người Venezuela sẽ luôn đi trễ khoảng 30 phút đến 1h. Họ coi đó là cách sống thong thả, và họ cần điều đó ngay cả trong kinh doanh. Ngoài ra ở các sự kiện lớn, việc trễ giờ cũng là để nhằm mục đích tôn vinh sự kiện đó.

Tuy nhiên cũng cần biết rằng người Venezuela rất đúng giờ khi đi nước ngoài, vì họ biết thế nào là "nhập gia tùy tục".

7. Hungary: Không cụng ly

Hungary: Không cụng ly

Văn hóa "ăn nhậu" của người Hungary có một điểm khác biệt so với phần còn lại của thế giới, đó là họ không có thói quen cụng ly. Thậm chí việc để ly va vào nhau và phát ra tiếng kêu có thể khiến bạn bị tấn công nữa kia.

Nguồn gốc của thói quen này bắt nguồn từ năm 1848, khi Hungary thua trận trước quân đội nước Áo. Người Áo khi đó đã ăn mừng bằng cách cụng ly trước con mắt phẫn nộ của người bản địa, và vì thế người Hungary quyết định không bao giờ cụng ly nữa.

Từ đó đến nay đã hơn 150 năm, và họ vẫn nhất định giữ nguyên tập tục này.

8. Brazil: Hiến mình cho loài kiến cắn đau nhất thế giới tấn công

Brazil: Hiến mình cho loài kiến cắn đau nhất thế giới tấn công

Trong tộc Sateré-Mawé của Brazil, một cậu con trai đến tuổi trưởng thành sẽ buộc phải trải qua nghi thức rùng rợn: đeo một chiếc găng tay bằng lá, bên trong chứa đầy kiến đầu đạn.

Dành cho những ai chưa biết, kiến đầu đạn (bullet ant) là sinh vật có vết cắn đau bậc nhất thế giới, có thể khiến một người trưởng thành bất tỉnh nhân sự. Cơn đau của kiến đầu đạn được đánh giá là vượt qua cả đau đẻ cơ đấy.

9. Phần Lan: Họp hành là phải ở trong... phòng xông hơi

Họp hành phải ở trong phòng xông hơi

Các buổi họp kinh doanh, gặp gỡ đối tác là sự kiện đòi hỏi phải nghiêm túc, thế nên ai cũng nghĩ nó sẽ phải diễn ra trong phòng hợp. Nhưng ở Phần Lan, họ gặp nhau ở một phòng xông hơi.

Trên thực tế thì xông hơi là một nét văn hóa truyền thống khá đặc biệt của người Phần Lan. Nó không chỉ là một hoạt động thường ngày, mà dường như là nơi gắn bó trọn đời với mỗi người dân nơi đây.

Họ thậm chí sẵn sàng tổ chức các buổi họp về kinh doanh, chính trị tại những căn phòng ngập tràn hơi nước. Việc sếp và nhân viên rủ nhau đi xông hơi sau giờ làm cũng không phải chuyện hiếm tại đây.

10. Trung Đông: Đừng dùng tay trái

Không dùng tay trái ở Trung Đông

Tại một số quốc gia thuộc Trung Đông, việc chào hỏi hoặc ăn uống bằng tay trái bị coi là thô lỗ. Với họ, tay trái chỉ dùng khi làm vệ sinh cá nhân nên còn được xem là dơ bẩn, không bao giờ được phép dùng trên bàn hoặc để chào hỏi bạn bè.

11. Kết hôn với chó

Kết hôn với chó

Một trong số những hủ tục kì dị ở Ấn Độ là kết hôn với chó. Để tránh phải ban hành đạo luật cấm kết hôn cận huyết, người Ấn Độ đều phải lấy chó làm vợ hoặc chồng. Tuy nhiên, chính họ cũng không hiểu tương lai của mình và người bạn đời này sẽ đi về đâu.

12. Một vợ, hai chồng, cả nhà hạnh phúc

Một vợ hai chồng, cả nhà hạnh phúc

Ở Việt Nam, hôn nhân một vợ một chồng mới được xem là viên mãn thì ở Nepal, phụ nữ có quyền kết hôn với hai anh em trai trong nhà. Văn hóa ở đây cho rằng việc cưới cùng một vợ sẽ giúp anh em không phải tranh chấp tài sản. Theo đó, mỗi đứa trẻ sẽ có hai ông bố chăm sóc.

13. Buôn bán nội tạng người hợp pháp

Buôn bán nội tạng hợp pháp

Iran là một trong số rất ít nơi hợp thức hóa việc buôn bán nội tạng người. Tại đây, chính quyền không những không ngăn cấm mà còn đứng ra điều hành hình thức kinh doanh man rợ này. Nhiều người dân còn sẵn sàng bán thận để thoát khỏi nghèo khó.

14. Tranh ăn cắp sẽ là tranh của mình

Tranh ăn cắp là tranh của mình

Không chỉ xem ma túy và mại dâm là hợp pháp, ở Hà Lan còn có đạo luật "bảo vệ" cho kẻ trộm cắp. Nếu bạn ăn cắp được tranh và giữ gìn nó trong 20 năm, nó sẽ nghiễm nhiên thuộc về bạn. Tất cả những gì bạn cần là một cái đầu lạnh, kĩ năng đạo chích chuyên nghiệp và một tấm vé bước vào bảo tàng tranh.

Cập nhật: 01/04/2020 Theo helino/gamek
  • 4,26
  • 7.376