Từng đánh thuế người nuôi râu, sử dụng mèo làm nhân viên bảo tàng, có diện tích lớn hơn cả 1 hành tinh,... là những điều thú vị khiến bạn bất ngờ về xứ sở bạch dương tươi đẹp.
Bề mặt Nga còn to hơn cả sao Diêm vương.
Cụ thể là, với diện tích bề mặt là 17 triệu km2, nước Nga thậm chí còn to hơn cả sao Diêm vương (16.6 triệu km2). Tuy nhiên, đây cũng là quốc gia có điều kiện địa lý khá khắc nghiệt, với 77% diện tích là băng lạnh.
Trung bình mỗi người Nga tiêu thụ khoảng 18 lít đồ uống có cồn trong 1 năm, gấp đôi mức nguy hiểm mà một người có thể chịu đựng. Cũng vì vậy, mỗi năm tại xứ sở bạch dương có khoảng 500.000 người chết vì liên quan tới bia rượu.
Đặc biệt hơn, người Nga không hề coi bia là một thức uống có cồn cho tới năm 2013. Có lẽ vì vậy, "thức uống giải khát có ga" này được tiêu thụ vô tội vạ, ông nào ông nấy người Nga cũng đều có những "đường cong chết người".
Số bà nhiều hơn số ông!
Nói vậy thôi, đừng có tưởng phụ nữ làm vua ở Nga. Quyền lực của các cô các dì nằm ở số lượng mà thôi. Số công dân nữ ở Nga nhiều hơn công dân nam tới 9 triệu người.
Ngày 30/6/2013, tổng thống Nga Putin đã ra sắc lệnh cấm nói/kể/truyền bá về cộng đồng LGBT với trẻ em, ai vi phạm sẽ bị bắt và khởi tố hình sự. LGBT vẫn là một điều rất cấm kỵ ở đất nước này.
Vợ chồng nhà Vassilyev và "đội quân" con cái.
Cụ thể, vào thế kỷ 18, một bà mẹ người Nga mắn đẻ đã cho ra đời một lèo 16 cặp sinh đôi, 7 lần sinh ba và 4 lần sinh bốn, tổng cộng 69 đứa con trong vòng 40 năm với cùng một ông đàn ông. Bà này có tên Valentina Vassilyev, một nông dân tại tỉnh Shuya, còn ông chồng là Feodor Vassilyev. Bất ngờ hơn là sau Valentina, ông chồng "tốt giống" lại có thêm 18 dứa con nữa với vợ hai. Tổng cộng ông này "sản xuất" được 87 hậu duệ, trong đó 82 người sống sót khỏe mạnh.
Năm 1908, đội tuyển Olympic Hoàng gia Nga đã tới London trễ mất 12 ngày và không kịp tham gia Thế vận hội. Lý do được đưa ra là nước Nga vẫn chưa thèm đổi sang sử dụng Tây Lịch, vì vậy họ mặc định ngày tổ chức sự kiện được tính theo lịch cũ.
Thậm chí đến thời điểm này, khoảng 1/3 người Nga vẫn còn tin là Mặt trời quay xung quanh Trái đất. Mặt khác, nhiều ông "Nga ngố" giàu sụ còn có sở thích thuê xe cứu thương giả để đi cho... nhanh, đỡ phải chờ đợi đèn đỏ.
Kể từ năm 1959, các nhà khoa học Nga đã bắt đầu thuần dưỡng cáo tuyết và biến chúng trở thành vật nuôi trong nhà vì có nhiều tính chất giống loài chó. Khởi đầu cho phong trào này là Tiến sĩ Dmitri Belyaev, tới nay Viện nghiên cứu Tế bào và di truyền tại Novosibirsk vẫn tiếp tục nhận nuôi các chú cáo này làm thú cưng.
Có râu là nôn tiền ra!
Trước đây dưới sự trị vì của Peter đại đế vào thế kỷ 16, có một loại thuế gọi là "thuế nuôi râu". Bất cứ ai để râu trong thời kỳ này đều sẽ phải nộp tiền thuế. Ý tưởng này đến với Peter đại đế sau khi ông đi thăm thú Châu Âu và phát hiện rằng rất nhiều quốc gia phát triển đều không có ai nuôi râu. Vì vậy, làm thế nào để đưa văn hóa "mày râu sạch sẽ" đến với cái xứ ăn lông ở lỗ này? Đánh thuế!
Một số bảo tàng tại Nga đã "thuê" lũ mèo đỏng đảnh làm nhân viên chính thức. Không phải là để làm tiếp tân hay để trang trí, mà chúng có công ăn việc làm thật sự: tiêu diệt lũ chuột đáng ghét ngày đêm phá hoại các tác phẩm của nhân loại.
Vodka ở khắp mọi nơi.
Từ "Vodka" có nguồn gốc từ một từ tiếng Nga là "Voda", có nghĩa là nước. Chúng ta thường thấy, cứ nhắc đến Nga là phải nhắc đến rượu Vodka, người Nga cũng tu Vodka như nước lã. Có lẽ cũng vì lý do này, 25% dân số người Nga đã chết trước khi tới tuổi 55, trong khi Mỹ chỉ là 1%. Vâng, cũng nhờ Vodka cả.
Thậm chí, trong thời gian kinh tế bị lạm phát, nhiều trường học còn quyết định trả lương cho các giáo viên bằng rượu vodka.
Nếu bạn lái một chiếc xe phủ đầy bụi bẩn thỉu đi khắp nước Nga, nguy cơ rất cao là bạn sẽ bị cảnh sát tuýt còi, nhất là nếu biển số xe của bạn "nhìn mãi không thấy đường". Khoản tiền phạt cho vụ không biết giữ mỹ quan đô thị này là khoảng 16 USD (tương đương 320 nghìn VNĐ).
Theo các nhà địa lý, nước Nga có ít nhất 15 thành phố không tên và cũng chẳng ai biết chúng ở nơi nào, kể cả là người Nga bản xứ.
Nước Nga có tới 8.400 vũ khí nguyên tử, nhiều hơn bất cứ quốc gia nào.
Trước đây Nga có hẳn 11 múi giờ, thế nhưng kể từ năm 2010, quốc gia này quyết định giảm số múi giờ xuống còn 9 để tiện cho công việc và giao tiếp trên cả nước. Tuy nhiên kể cả thế thì Nga vẫn là nước có nhiều múi giờ nhất trên thế giới.
Dịch vụ tàu điện ngầm quá đông đúc ở Nga.
Mỗi ngày có khoảng 9 triệu người sử dụng dịch vụ tàu điện ngầm tại Nga, nhiều hơn cả số người ở London và New York cộng lại. Ga điện ngầm phải tiếp nhận nhiều hành khách nhất trong ngày ở đây là ga Vykhino tại Moscow, lên đến khoảng 176.629 người mỗi ngày.
Nước Nga có ngôn ngữ ít phổ biến nhất thế giới là Ter Sami. Hiện tại chỉ còn 2 người ở bán đảo Kola sử dụng thứ tiếng này.
Ít ai biết rằng, hồ Karachay xinh đẹp của Nga lại là hồ tử thần, có thể giết chết người nếu đứng quanh hồ trong vòng 5 phút. Hồ có màu nước xanh thẳm nhìn có vẻ yên bình nhưng thực chất chứa đựng bao điều nguy hiểm. Lý do là vì, hồ Karachay (ở Tây Nam vùng Chelyabinsk, Nga) nằm trong khu vực của Liên hiệp Sản xuất Mayak – một trong những cơ sở hạt nhân lớn nhất và có mức độ rò rỉ phóng xạ cao nhất.
Tuyến đường sắt Xuyên Siberia trải dài gần như trên khắp nước Nga. Đây là tuyến đường sắt đơn dài nhất thế giới với tổng chiều dài là 9.289 km, bắt đầu từ Nga và sang châu Á.
Thị trấn Oymyakon, thuộc vùng Yakutia, Siberia, được coi là một trong những thị trấn có người ở lạnh nhất trên Trái đất. Nhiệt độ lạnh nhất được ghi nhận vào năm 1938 là -77,8°C. Nhiệt độ trung bình vào tháng 12 và tháng 1 là -50°C.
Đó chính là sông Volga với chiều dài khoảng 3.690km (chưa tính các nhánh sông nhỏ).
Với chiều cao 5.642 mét, Elbrus là đỉnh núi cao nhất Châu Âu. Đỉnh Elbrus là một đỉnh núi nằm ở miền tây dãy núi Kavkaz tại nước cộng hòa tự trị Kabardino-Balkaria thuộc Liên bang Nga.