6 cách giúp bạn khống chế sự sợ hãi

  •   4,37
  • 33.104

Trước hết hãy xác định lo lắng đó là gì, sau đó bạn có thể tâm sự với ai đó để được hỗ trợ về mặt tinh thần, và bạn có thể trực tiếp đối diện với nỗi sợ một cách dần dần...

>>> Tìm ra cách giúp bộ não vượt qua sự sợ hãi trong giấc ngủ

Đó là những gợi ý của Mayra Bitsko, một cây bút quen thuộc trên trang familyshare, tác giả của tiểu thuyết A Second Chance và truyện ngắn The Past Beckons.

Nếu bạn sống trong sợ hãi nghĩa là bạn đã không sống. Sự sợ hãi không bao giờ dẫn bạn đến những bước tiếp theo trong cuộc đời, và làm mất đi cơ hội khám phá những điều mới lạ. Tiếc thay, rất nhiều người trong chúng ta đã không nhận ra những lo lắng chế ngự mình, khiến mình không tận hưởng được cuộc sống theo cách đủ đầy nhất. Và một điều đáng nói, đa số chúng ta không hề coi việc vượt qua bản thân mình là một mục tiêu sống, để rồi những nỗi e dè cứ đồng hành cùng chúng ta trên đường đời.

Nếu bạn sống trong sợ hãi nghĩa là bạn đã không sống

Trên một khía cạnh khác, có những người rất muốn được giúp đỡ, nhưng họ không biết làm cách nào, có thể họ quá lúng túng khi muốn nhờ một người nào đó, họ sợ bị đánh giá hay trêu chọc. Do đó, họ cứ một mình đối mặt với nỗi sợ hãi. Tuy nhiên, bạn nên tin tưởng vào người bạn đời, cha mẹ hoặc một người thân thuộc khác trong gia đình hay bạn bè, và nhận sự giúp đỡ của họ để vượt qua nỗi sợ. Ít ra bạn cũng được giúp đỡ về mặt tinh thần, bạn sẽ có động lực để vượt qua những lo âu. Biết đâu, chính người bạn nhờ giúp đỡ cũng đang có những nỗi lo lắng, và cả hai có thể cùng cầm tay nhau và vượt qua.

Đôi khi nỗi sợ có thể là một điều gì đó mà bạn phải đối mặt hàng ngày nhưng đừng bao giờ cho phép nó xâm chiếm cuộc sống của bạn. Dù cách này hay cách khác, chúng ta cần phải kiểm soát được nỗi sợ hãi. Đẩy lùi nỗi sợ hãi chính là sự quyết tâm vượt qua nó.

Dưới đây là 6 gợi ý trong việc khắc phục nỗi sợ hãi:

1. Xác định xem lo lắng ấy là gì

Bạn hãy tự hỏi vì sao những lo lắng ấy lại đến với mình. Nếu có thể, hãy viết ra giấy và ngẫm nghĩ, phân tích tất cả những gốc rễ hình thành nên sự lo sợ này.

Bạn hãy tự hỏi vì sao những lo lắng ấy lại đến với mình.

2. Tâm sự với một ai đó

Bạn không cần phải xấu hổ khi chia sẻ nỗi niềm với những người ruột thịt và bạn bè thân thích. Họ có thể lắng nghe và biết đâu sẽ cho bạn lời khuyên hữu ích để chiến thắng điều đáng sợ tương tự nào đó mà chính họ đã từng gặp phải. Và dù không có giải pháp cụ thể nào thì những người đó cũng giúp ích cho bạn rất nhiều về mặt tinh thần.

Nếu bạn ngại nói chuyện với tất cả, hãy tập thể dục, sự vận động khiến đầu óc bạn bận rộn hơn nhưng lại dễ chịu hơn.

Trong trường hợp bạn không muốn vận động, hãy đơn giản tìm một nơi yên tĩnh, thoáng đãng hay ồn ào, náo nhiệt. Tóm lại hãy tìm một nơi bạn muốn và thấy yên ổn, tới ngồi lại đó và để đầu óc nhẹ nhõm, rồi mọi chuyện sẽ dần được gỡ bỏ.

Hoặc bạn quá mệt mỏi để đi ra ngoài, hãy lẫy một tờ giấy, ngồi xuống và viết ra mọi nguyên nhân cả nỗi sợ.

Bên cạnh đó việc được những người bạn chia sẻ sẽ sản sinh hormone oxytocin - hormone gia tăng hành động mang tính hướng ngoại, thân thiện, từ đó giúp bạn thư giãn, tin tưởng, không còn lo lắng hơn.

3. Trực tiếp đối mặt với nỗi sợ

Bạn đã sẵn sàng cho chuyện này, bạn đã nhìn thấy cái rễ của cây gai độc, việc cần làm bây giờ chỉ là bạn có đủ dũng khí cho bản thân một cơ hội chiến đấu hay không mà thôi. Nghĩ cho cùng, bạn có gì để mất đâu? Hãy chọn lấy một cách bạn giỏi nhất, nhìn thẳng vào nỗi sợ, vào sự thiếu xót, sự chưa hoàn thiện và sai lầm của bản thân. Bạn chọn chịu đau một lần để sửa sai bây giờ hay sống cả đời với sự thấp thỏm (do chính bạn tạo ra)?

Nếu bạn sợ máy bay, hãy đặt một chuyến bay ngắn. Nếu bạn sợ chó mèo, thử đến thăm một khu trại động vật. Nếu bạn e dè khi phải nói chuyện trong một đám đông lớn, hãy tham dự một sự kiện đòi hỏi phải thuyết trình trước công chúng. Dù nỗi sợ hãi là bất cứ điều gì, hãy trực tiếp tấn công vào nó. Như thế, bạn đã chứng tỏ bạn đang mạnh hơn nó. Tất cả những gì bạn cần làm là suy nghĩ và hành động.

Trực tiếp đối mặt với nỗi sợ

4. Gặp bác sĩ tâm lý

Nếu thực hiện những điều trên vẫn không đủ, bạn vẫn thấy những ám ảnh sợ hãi đang chế ngự cuộc sống của mình thì bạn nên đi gặp một bác sĩ tâm lý. Họ có thể giúp đỡ bạn giải mã lý do đằng sau nỗi sợ hãi và những cách để tự chiến thắng bản thân.

5. Tập thể dục

Tập thể dục giúp mọi người cảm thấy khỏe mạnh hơn. Theo nhóm nghiên cứu The Mayo Clinic, các bài tập thể dục giúp giảm sự lo lắng trong ba cách chính:

  • Tập thể dục giúp não giải phóng các chất như endorphin giúp ích cho việc xoa dịu chứng trầm cảm.
  • Tập thể dục giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.
  • Tập thể dục làm tăng nhiệt độ cơ thể, giúp chúng ta giữ được bình tĩnh.

Yoga là một cách tuyệt vời giúp bạn giải phóng những căng thẳng nảy sinh trong cơ thể của bạn do những nỗi sợ hãi.Yoga là một cách tuyệt vời giúp bạn giải phóng những căng thẳng nảy sinh trong cơ thể của bạn do những nỗi sợ hãi. (Ảnh: tele-smart.com)

6. Đừng quá tập trung vào những điều tiêu cực

Đây là một bài tập đơn giản từ bác sĩ tâm thần Paul Dubois. Mỗi đêm, lấy ra một mảnh giấy và chia thành hai cột. Liệt kê những điều mà bạn gặp rắc rối trong một cột và những điều tốt đẹp ở cột còn lại.

Tiếp đến, bạn cố gắng nghĩ ra một điều tốt đẹp cho mỗi khó khăn của mình. Nếu bạn nhận ra rằng luôn có những điều tốt đẹp diễn ra hàng ngày xung quanh bạn, bạn sẽ ít nghĩ về những điều tiêu cực hơn.

Chinh phục nỗi sợ hãi là cả quá trình dài và đòi hỏi sự đầu tư, nhưng đừng vì thế mà nản lòng, vì nỗi sợ sẽ từ từ mất dần theo thời gian. Hãy nhớ rằng, không có gì quá tầm, miễn là bạn luôn giữ vững tinh thần và thể chất lành mạnh để vượt qua những thử thách bản thân. Chính điều đó đã mang lại chất lượng cuộc sống tuyệt vời hơn rất nhiều. Nếu bạn đang làm theo một, một vài hay tất cả những gợi ý trên, thì hãy coi là bạn đang từng bước áp đảo những nỗi lo sợ của bạn thân.

Cập nhật: 11/05/2020 Tổng hợp
  • 4,37
  • 33.104