Những thông tin ban đầu đưa ra thường thiếu chính xác nhưng được nhớ lâu hơn những thông tin đính chính sau đó.
>> Lịch sử và những lầm tưởng lớn
Nếu theo tiêu chuẩn ngày nay thì Napoleon đúng là người khá thấp bé. Tuy nhiên, với chiều cao 1.70, ông nằm trong khoảng chiều cao tương đối của người châu Âu thế kỷ 19.
Thông qua các bộ phim Hollywood như Gladiator, nhiều người nghĩ rằng thời xưa, các võ sĩ cơ bắp được trang bị vũ khí nguy hiểm sẽ bị buộc phải chiến đấu đến chết để phân thắng bại. Nhưng sự thật điều này hiếm khi xảy ra. Các võ sĩ thời xưa đều nằm dưới sự quản lý của những người chủ sở hữu giàu có. Họ giống như những ông bầu thể thao ngày nay và cũng là những doanh nhân khôn ngoan. Chính vì lẽ đó họ không thể để những đấu sĩ đắt giá và tốn công đào tạo của mình thiệt mạng sau mỗi trận đấu được.
Đúng là đã có 300 người lính Spartan chặn bước tiến của quân Ba Tư, nhưng họ được trợ giúp rất nhiều từ các thành bang khác của Hi Lạp. Lịch sử thường quên đi sự góp mặt của 4000 quân Hi Lạp chiến đấu bên cạnh người Spartan trước khi họ rút quân. Trong trận tử thủ cuối cùng, 1500 lính Hi Lạp đã chiến đấu bên cạnh 300 lính Spartan. Điều này khiến hình ảnh 300 chiến binh bớt hoành tráng đi khá nhiều so với những gì người ta tưởng tượng.
Nhiều câu chuyện kể về việc quân Ba Lan với trang bị yếu kém đã phải dùng tới các đợt tấn công liều chết bằng kị binh để chặn đứng bước tiến của các sư đoàn thiết giáp Đức. Tuy nhiên, có vẻ như những cuộc tấn công này chưa hề xảy ra. Theo các nghiên cứu mới đây, đây chỉ là những câu chuyện được thêu dệt bởi bộ máy tuyên truyền của Đức Quốc Xã. Báo The Guardian của Anh từng phải đính chính vì đã đăng các thông tin như vậy.
Hình ảnh này hoàn toàn sai. Trên thực tế, các bức tranh thời trung cổ đều cho thấy các chiến binh Viking để đầu trần hoặc đội những chiếc mũ đơn giản làm bằng sắt hoặc da thú.
Mọi người đều nghĩ câu nói “Nothing of importance happened today” (tạm dịch “Chẳng có điều gì quan trọng xảy ra ngày hôm nay”) được vua George III viết trong nhật ký của mình vào ngày 4/7/1776, ngày nước Mỹ tuyên bố độc lập. Nhưng thực tế là ông không hề viết đoạn nhật ký đó. Theo các chuyên gia tại bảo tàng Thư viện Anh Quốc, vị vua này thậm chí còn không có nhật ký. Đoạn văn trên nhiều khả năng liên quan tới vua Louis XVI, khi ông viết nhật ký vào ngày ngục Bastille bị tấn công và bắt đầu cuộc cách mạng Pháp.